IELTS 0054_TIỀN KHÔNG THỂ MUA ĐƯỢC TÌNH YÊU

TIỀN KHÔNG THỂ MUA ĐƯỢC TÌNH YÊU




Every day, millions of shoppers hit the stores in full force—both online and on foot—searching frantically for the perfect gift.
Hằng ngày, hàng triệu tín đồ mua sắm tràn vào các cửa hàng với lực lượng hùng hậu - cả trực tuyến lẫn mua sắm trực tiếp – họ điên cuồng tìm kiếm những món quà hoàn hảo.
Last year, Americans spent over $30 billion at retail stores in the month of December alone.

Năm ngoái, các khách hàng Mỹ đã chi hơn 30 tỷ đô la tại các cửa hàng bán lẻ chỉ tính riêng trong tháng 12.

Aside from purchasing holiday gifts, most people regularly buy presents for other occasions throughout the year, including weddings, birthdays, anniversaries, graduations, and baby showers.

Bên cạnh việc mua quà tặng trong kì nghỉ, nhiều người còn thường xuyên tặng quà cho nhau vào những dịp lễ trong suốt năm; bao gồm đám cưới, sinh nhật, các lễ kỉ niệm, tốt nghiệp, và cả tiệc mừng sinh con đầu lòng.

This frequent experience of gift-giving can engender ambivalent feelings in gift-givers.

Việc tặng quà thường xuyên này có thể gây ra những cảm xúc mâu thuẫn cho người tặng quà.

Many relish the opportunity to buy presents because gift-giving offers a powerful means to build stronger bonds with one’s closest peers.

Nhiều người tận hưởng cơ hội mua quà vì họ cho rằng tặng quà là một phương tiện hữu hiệu trong việc xây dựng các mối quan hệ với các đồng nghiệp thân cận nhất thêm mạnh mẽ.

At the same time, many dread the thought of buying gifts; they worry that their purchases will disappoint rather than delight the intended recipients.

Đồng thời, nhiều người lại khiếp sợ khi nghĩ đến việc mua quà; họ lo rằng những món quà của họ sẽ gây thất vọng hơn là làm hài lòng người nhận.

Anthropologists describe gift-giving as a positive social process, serving various political, religious, and psychological functions.

Các nhà nhân chủng học mô tả việc tặng quà như một tiến trình tích cực trong xã hội, trong phục vụ các nền chính trị, tôn giáo, và trong các chức năng tâm lý.

Economists, however, offer a less favorable view.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế học lại đưa ra một cái nhìn ít thiện cảm hơn.

According to Waldfogel (1993), gift-giving represents an objective waste of resources.

Theo Waldfogel (1993), việc tặng quà là tiêu biểu cho một sự lãng phí có mục đích các nguồn tài nguyên.

People buy gifts that recipients would not choose to buy on their own, or at least not spend as much money to purchase (a phenomenon referred to as ‘‘the deadweight loss of Christmas”).

Mọi người thường mua những món quà mà bản thân người nhận sẽ không mua, hoặc ít nhất là không chi nhiều tiền vào chúng (một hiện tượng gọi là "tổn thất vô ích vào dịp Giáng sinh").

To wit, givers are likely to spend $100 to purchase a gift that receivers would spend only $80 to buy themselves.

Tức là, người tặng có thể chi 100 đô la để mua một món quà, thứ mà người nhận sẽ chỉ tiêu 80 đô la để mua cho bản thân.

This ‘‘deadweight loss” suggests that gift-givers are not very good at predicting what gifts others will appreciate.

“Sự tổn thất vô ích" này cho thấy người tặng quà không giỏi đoán những món mà người nhận thực sự cần.

That in itself is not surprising to social psychologists.

Điều đó tự nó không có gì đáng ngạc nhiên đối với những Nhà tâm lý học.

Research has found that people often struggle to take account of others’ perspectives— their insights are subject to egocentrism, social projection, and multiple attribution errors.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mọi người thường đấu tranh để có thể hiểu được quan điểm của người khác - những hiểu biết của họ phụ thuộc vào chủ nghĩa cá nhân, sự đối chiếu với xã hội và nhiều lỗi phân bổ khác.

What is surprising is that gift-givers have considerable experience acting as both gift-givers and gift-recipients, but nevertheless tend to overspend each time they set out to purchase a meaningful gift.

Điều đáng ngạc nhiên là những người tặng quà đã có kinh nghiệm đáng kể trong vai trò của cả người cho và người nhận quà, tuy vậy họ vẫn có xu hướng chi quá tay mỗi lần đặt mục tiêu mua một món quà ý nghĩa.

In the present research, we propose a unique psychological explanation for this overspending problem—ie, that gift-givers equate how much they spend with how much recipients will appreciate the gift (the more expensive the gift, the stronger a gift-recipient’s feelings of appreciation).

Trong nghiên cứu hiện nay, chúng tôi đề xuất một giải thích mang tính tâm lý cho vấn đề bội chi này – rằng, người cho quà sẽ cân đong số tiền họ bỏ ra với việc người nhận sẽ đánh giá cao món quà đó (quà càng đắt thì người nhận sẽ càng đón nhận nó).

Although a link between gift price and feelings of appreciation might seem intuitive to gift-givers, such an assumption may be unfounded.

Mặc dù một mối liên kết giữa giá quà và cảm giác yêu thích nghe có vẻ trực quan với người tặng, nhưng có thể lại là một giả định vô căn cứ.

Indeed, we propose that gift-recipients will be less inclined to base their feelings of appreciation on the magnitude of a gift than givers assume.

Thật vậy, chúng tôi cho rằng người nhận sẽ ít có xu hướng đặt cảm xúc của mình vào độ lớn của món quà hơn là người cho nhận định.

Why do gift-givers assume that gift price is closely linked to gift-recipients’ feelings of appreciation? Perhaps givers believe that bigger (ie, more expensive) gifts convey stronger signals of thoughtfulness and consideration.

Tại sao người tặng lại cho rằng giá của món quà có liên kết chặt chẽ với cảm xúc thích thú của người nhận? Phải chăng vì họ tin rằng món quà càng lớn (nghĩa là càng đắt tiền) sẽ truyền tải một thông điệp mạnh mẽ hơn về sự chu đáo và quan tâm của họ (với đối phương).

According to Camerer (1988) and others, gift-giving represents a symbolic ritual, whereby gift-givers attempt to signal their positive attitudes toward the intended recipient and their willingness to invest resources in a future relationship.

Theo Camerer (1988) và nhiều người khác, tặng quà đại diện cho một nghi thức mang tính tượng trưng, nhờ đó người tặng quà cố gắng để gửi gắm thái độ tích cực của họ đối với người nhận và sự sẵn lòng để đầu tư nhiều hơn vào một mối quan hệ lâu dài trong tương lai.

In this sense, gift-givers may be motivated to spend more money on a gift in order to send a “stronger signal” to their intended recipient.

Trong trường hợp này, những người tặng quà được thúc đẩy chi tiêu nhiều tiền hơn cho một món quà để gửi một "tín hiệu mạnh hơn" đến người nhận.

As for gift-recipients, they may not construe smaller and larger gifts as representing smaller and larger signals of thoughtfulness and consideration.

Đối với người nhận quà tặng, có lẽ họ không thể hiểu được việc những món quà lớn hơn hàm chứa tình cảm lớn hơn và những món quà nhỏ hơn thì ít chu đáo và quan tâm hơn.

The notion of gift-givers and gift-recipients being unable to account for the other party’s perspective seems puzzling because people slip in and out of these roles every day, and, in some cases, multiple times in the course of the same day.

Quan niệm của người tặng quà và của người nhận quà không thể giải thích được cho quan điểm có vẻ khó hiểu của đối phương, vì mọi người ở trong những vai trò này và ra khỏi nó mỗi ngày, trong một số trường hợp, nhiều lần trong cùng một ngày.

Yet, despite the extensive experience that people have as both givers and receivers, they often struggle to transfer information gained from one role (eg, as a giver) and apply it in another, complementary role (eg, as a receiver).

Tuy nhiên, dù kinh nghiệm của cả người cho và người nhận có nhiều bao nhiêu, họ vẫn phải cố gắng để chuyển những thông tin có được từ một vai trò (ví dụ như với người cho) và áp dụng nó vào một vai trò khác (ví dụ như người nhận).

In theoretical terms, people fail to utilize information about their own preferences and experiences in order to produce more efficient outcomes in their exchange relations.

Về mặt lý thuyết, người ta thường thất bại trong việc sử dụng thông tin về sở thích và kinh nghiệm của mình để hình thành một phương thế hiệu quả hơn trong mối quan hệ trao đổi của họ.

In practical terms, people spend hundreds of dollars each year on gifts, but somehow never learn to calibrate their gift expenditures according to personal insight.

Trên thực tế, mọi người chi hàng trăm đô la mỗi năm cho quà tặng, nhưng bằng cách nào đó lại không bao giờ học được cách để hiệu chỉnh việc chi tiêu mua quà theo lí trí của mình.



Translated by Ngân Nguyễn Trần Khánh


NGỌC THU

ARTCANDY SHOP NGỌC THU -     Trên   bước   đường   THÀNH   CÔNG , không   có   dấu   chân   của   những   kẻ   LƯỜI   BIẾNG . ...