Cách tạo USB BOOT với Anhdv Boot 2020 1 click chuẩn nhất (blogchiasekienthuc.com)
[UEFI/LEGACY] Tạo USB BOOT với Anhdv Boot
2020 chuẩn nhất
Kiên Nguyễn Blog Cập nhật lần cuối: 11/01/2021 Cứu hộ máy tính, Thủ thuật máy
tính 60 Comments
Mục Lục Nội Dung
·
#1. Anhdv Boot 2020 có gì
mới?
·
#3. Bắt đầu tạo USB BOOT
với Anhdv Boot 2020
Vâng, đến hẹn lại lên. Năm nay tác giả Đặng
Văn Anh tiếp tục tung ra phiên bản Anhdv Boot 2020.
Nói chung là mình đã sử dụng bộ công cụ cứu hộ
máy tính này từ phiên bản Andv Boot 2018 cho đến nay rồi, và đều rất ưng ý qua
từng phiên bản.
Trên blog thì mình cũng đã chia sẻ với các bạn
rất nhiều các bộ công cụ cứu hộ máy tính khác nhau, để các bạn có đa dạng sự
lựa chọn hơn (bạn có thể vào đây để tham khảo
về kho tàng công cụ cứu hộ máy tính tốt nhất hiện nay nhé).
Tuy nhiên, Anhdv Boot vẫn là sự lựa chọn của
mình khi gặp sự cố, và tất nhiên trong 1 trong 3 chiếc USB BOOT của mình thì
lúc nào cũng có sẵn 1 bộ Anhdv Boot 😀
#1. Anhdv Boot 2020 có gì mới?
Theo như lời tác giả thì bản boot 2020 này đã
có rất nhiều sự thay đổi. Cách tạo usb boot phân vùng ẩn bằng
công cụ 1 click đã có sự thay đổi so với các phiên bản trước đó.
#2. Cần chuẩn bị những gì?
Vẫn là những bước quen thuộc thôi, trước khi
bắt tay vào tạo USB BOOT với Anhdv Boot 2020 thì bạn cần chuẩn bị trước những
thứ như sau:
1/ Một chiếc USB có dung lượng tối thiểu là
4GB.
2/ Tải bộ công cụ cứu hộ máy tính Andv Boot 2020.xxx (nhấn Like để mở khóa lấy link download nha các bạn).
3/ Sau khi tải về, bạn hãy check mã MD5 trước, để chắc chắn rằng file bạn tải về là bản chuẩn, không bị lỗi khi download nhé ! Mã MD5 thì có trong file tải về rồi nhé các bạn !
4/ Tải phần mềm WinRAR hoặc 7-Zip mới
nhất và cài đặt nó vào máy tính để giải nén không bị lỗi. Nếu phần mềm giải nén
file của bạn là bản mới nhất rồi thì có thể bỏ qua bước này.
#3. Bắt đầu tạo USB BOOT với
Anhdv Boot 2020
Để tìm hiểu kỹ hơn về
các tính năng có trong Andv Boot thì bạn có thể đọc lại 1 số phiên bản cũ
trước:
·
Tạo USB BOOT phân vùng ẩn với 1 Click – AnhDV BOOT (bản
2017)
·
1 Click USB BOOT đa năng chuẩn UEFI-LEGACY, tích hợp bộ cài Win (bản
2018)
·
Bài đánh giá bộ công cụ cứu hộ máy tính Anhdv Boot 2019
Nói chung là các bước tạo USB Boot với công cụ
1 click của Đặng Văn Anh vẫn không có gì thay đổi cả.
Vẫn là các bước rất quen thuộc thôi, và ngôn
ngữ sử dụng cũng là Tiếng Việt nên mình tin là không cần hướng dẫn thì các bạn
vẫn có thể thực hiện được một cách đơn giản.
Tuy nhiên, trong quá trình làm mình đã tiện
thể chụp lại ảnh màn hình để các bạn có một cái nhìn tổng quan hơn.
Okay, giờ bắt đầu nhé !
+ Bước 1: Sau khi tải file Andv Boot 2020 về =>
bạn giải nén file đó ra => bạn sẽ có được các file như hình bên dưới:
Lưu ý: Bạn nên giải nén ra một thư mục có tên ngắn
gọn (không dấu và không dấu cách) để giảm thiểu khả năng bị lỗi trong quá trình
tạo USB BOOT nhé.
Và nếu có bị lỗi thì
bạn hãy copy thư mục đã giải nén ra ngoài màn hình Desktop để làm nha, mình đã
từng bị mấy lần rồi, do để trong thư mục chứa dấu cách hoặc ký tự đặc biệt đều
bị lỗi cả.
+ Bước 2: Sau khi giải nén ra xong => bạn hãy
nhấn chuột phải vào file One_Click_Anhdv_Boot_2020v2.0.1.bat => và chọn Run as
administrator để chạy.
+ Bước 3: Chọn ngôn ngữ cho chương trình, ở đây
mình sẽ sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt, nên mình nhập vào số 1 => và nhấn Enter để thực hiện lệnh.
+ Bước 4: Lúc này chương trình sẽ liệt kê ra toàn
bộ các thiết bị lưu trữ đang kết nối với máy tính.
Bạn hãy xác định chính xác thiết bị mà bạn
muốn tạo BOOT. Bạn nên nhìn vào cột Dung lượng để xác định cho chính xác.
Như hình bên dưới, các bạn có thể thấy USB của
mình có dung lượng là 14,42 GB và có tên là Kingston…
=> Bạn hãy nhập chính xác số Thứ tự tương
ứng của USB vào. Ở đây mình nhập và 1 => và nhấn Enter.
+ Bước 5: Bước này sẽ có 2 lựa chọn cho bạn, đó
là:
·
Nhập vào chữ Y => nếu bạn muốn tạo một chiếc USB BOOT với 2
phân vùng. Phân vùng ẩn (USB-BOOT) chứ file boot để tránh virus tấn công, và
phân vùng USB-DATA là để chứa dữ liệu.
·
Nhập vào chữ N nếu như bạn muốn tạo USB với 1 phân vùng duy
nhất. USB của bạn sẽ được Format với định dạng FAT32.
=> Cái này tùy thuộc nhu cầu của bạn nhé, ở
đây mình sẽ nhập Y => và nhấn Enter để tạo USB BOOT với
phân vùng ẩn. Vì mình có nhu cầu lưu trữ những file có dung lượng > 4GB.
+ Bước 6: Bước này mình chỉ muốn tích hợp
thêm Bitdefender vào thôi nên mình sẽ nhập vào là 800 => và nhấn Enter.
Hiển thị
+ Bước 7: Ở cửa sổ tiếp theo, chương trình sẽ cảnh
báo toàn bộ dữ liệu trong USB sẽ bị mất. Nên nếu còn dữ liệu quan trọng trong
USB thì bạn hãy copy ra đâu đó trước nhé.
+ Bước 8: Lúc này chương trình sẽ diễn ra một cách
hoàn toàn tự động. Bạn đợi cho đến khi hoàn thành thôi.
Chắc mất khoảng 5 phút gì đó, thì chương trình
sẽ thông báo thành công như thế này….
Bạn hãy thực hiện theo nhé, khoan hãy tắt cửa
sổ này đi… mà thay vào đó bạn hãy rút USB ra trước, sau đó cắm lại vào máy
tính.
+ Bước 9: Bạn nhấn Windows + E để mở This PC lên xem
USB có hiện đúng phân vùng không?
Thế nào là đúng?
Vâng, nếu bạn kiểm tra chỉ thấy xuất hiện phân
vùng USB-DATA (phân vùng chứa dữ liệu) thì là đúng nhé. Như hình bên
dưới vậy.
Còn nếu như nó hiển thị cả 2 phân vùng
(USB-BOOT và USB-DATA) hoặc chỉ hiện thị phân vùng USB-BOOT mà không hiển thị phân vùng USB-DATA thì bạn hãy….
…….. nhập Y vào cửa sổ chương trình để sửa lỗi hiển
thị sai phân vùng là đươc.
//*
đọc thêm*//
Vậy trong trường hợp bạn lỡ tay tắt mất cửa sổ
dòng lệnh thì phải làm sao? Vâng, rất đơn giản thôi, bạn hãy chạy lại file 1
click như ở Bước 2 bên trên vây.
Lúc này bạn sẽ thấy các lựa chọn như hình bên
dưới.
Bạn nhập số 5 => và nhấn Enter để sửa lỗi hiển thị sai phân vùng USB
BOOT nhé.
Ngoài ra, với công cụ 1 click này thì bạn có
thể dễ dàng:
1.
Nâng cấp USB BOOT khi
có phiên bản mới mà không bị mất dữ liệu.
2.
Tạo mới USB BOOT.
3.
Hiển thị phân vùng ẩn
(USB-BOOT) để sửa đổi giao diện hoặc là thêm chức năng gì đó…
4.
Thay đổi Bootloader để
sửa lỗi boot trên một số máy.
5.
Sửa lỗi hiển thị sai
phân vùng.
6.
Sao chép gói mở rộng,
có thể là Windows, Linux hoặc là DOS.
7.
Xóa USB Anhdv Boot và
lấy lại dung lượng cho USB. Nó cũng tương tự như bài viết cách Format USB BOOT phân
vùng ẩn mà mình đã chia sẻ trước đó vậy.
=> Đó là những công cụ rất hữu ích mà bạn
nên để ý, và sử dụng khi cần thiết.