MÁNH KHÓE CỦA QUẢNG CÁO_THE CLEVER TRICKS OF ADVERTISING

MÁNH KHÓE CỦA QUẢNG CÁO

THE CLEVER TRICKS OF ADVERTISING


Ngay khi quảng cáo vừa xuất hiện vào đầu thế kỉ 19, nó liền được giới kinh doanh tận dụng vì nhờ nó, lượng hàng bán ra tăng vọt. Giới quảng cáo nắm rất rõ những khao khát trong thâm tâm chúng ta và đưa ra những lời hứa hẹn về tình yêu, gia đình, thành công. Nhưng những thứ họ bán lại không hẳn là những thứ ta thực sự cần.

When advertising began in a significant way in the early 19th century, it was relatively straightforward business. It showed you a product, told you what it did, where you can get it, and what it cost. Then, in 1960s in America a remarkable new way of advertising emerged led by Luminaries of Madison Avenue like William Bernbach, David Ogilvy, and Mary Wells Lawrence. In their work for brand like Esso, Avis and Life Cereal adverts cease to be in a narrow sense about the things that they were selling.

The focus of an ad might ostensibly be on a car, but our attention were also being directed at the harmonious handsome couple holding hand beside it. It might on surface be in advert about soap, but the true emphasis was on the state of calm that accompanied the washing. It might be whiskey one was being invited to drink, but it was the attitude of resoluteness and resilience on display that provided the compelling focal point.

Madison Avenue had made an extraordinary discovery. However appealing a product might be, there were many other things that were likely to be even more appealing to customers. And by twining their products with these ingredients, sales could be transformed.

Patek Philippe is one of the giants of the global watchmaking industry. Since 1996 they've been running a very distinctive series of adverts featuring parents and children. It's almost impossible not to glimpse one somewhere.

In one example, a father and son were hanging out together in scenes which tenderly evoke filial and paternal loyalty in love. We can imagine the boy will grow up confident and independent. It's also respectful and warm. The advert understands our deepest hopes around our children. It's moving because what it depicts is so hard to find in real life. We're often brought to tears not so much by what we have as by what we long for but cannot reach. Father-son relationships are dependably problematic, but in the world of Patek Philippe we glimpse a kind of psychological paradise.



We can turn to Calvin Klein. The couple seemed like they might have been together a while. They may have a couple of children, and they were in it for a long term — the perfume is called Eternity — but their passion is still so intense. They have sex may be a couple of times a day, often in unusual locations. Calvin Klein knows all about what we really want in relationships. It's brilliant latched on to our deepest and at the same time our most elusive in a longhouse.
Adverts wouldn't work if they didn't operate with the very good understanding of what our really needs are, what we truly require to be happy. Their emotional pull is based on knowingness eerily well as they recognize we are creatures who hunger for good family relationships, connections with others, a sense of freedom and joy, a promise of self-development, dignity, calm, and the feeling that we're respected.

Yet armed with this knowledge they and the corporations who bankroll they are unwittingly somewhat cruel to us. For while they excite us with reminders of our buried longings, they cannot do anything wholehearted about quenching them. Adverts may want to sell us things but incommensurate things in relation to the hopes they've aroused. Calvin Klein makes lovely cologne. Patek Philippe swatches are extremely reliable in beautiful agents of timekeeping. But these items cannot by themselves help us secure the goods unconscious believed were on offer.

The real crisis of capitalism is that the product of development lags so far behind the best insights of advertising. Since the 1960s advertising has worked out just how much we need help with the true challenges of life. It fathomed how deeply we want to have better careers, stronger relationships, greater confidence. In most adverts, the pain and the hope of our lives have been superbly identified. But the products are almost comically at odds with the problem at hand.


Advertisers are hardly to blame. They are, in fact, the victim of an extraordinary problem of modern capitalism. While we have so many complex needs we have nothing better to offer for ourselves in the face of our troubles, than perhaps a slightly more accurate chronometer or a more subtly blended perfume.

Business needs to get more ambitious in the creation of new kind of products, in their own way as strange sounding today as a wristwatch would have struck observers in 1500. We need the drive of commerce to get behind filling the world of our lives with goods that really can help us to thrive, flourish, find contentment and manage our relationships well.

To trace the future shape of capitalism, we only have to think of all the needs we have that currently lie outside of the commerce. We need help in forming cohesive interesting benevolent communities. We need help in bringing up children. We need help in calming down at key moments. We require immense assistance in discovering our real talents in the workplace. Our higher needs are not trivial or minor once insignificant things we could easy survive without, they are in many ways central to our lives.

We've simply accepted without adequate protest but there is nothing business could sell us to address them. We don't know today quite what the business of the future will look like just as half a century ago. No one could describe the corporate essence of the current large technology companies, but we can know the direction we need to head to. One where the drive and inventiveness capitalism tackles the higher deeper problems of life.

Advertising has at least done as the great service at hinting the future shape of the economy. It already trades on all the right ingredients. The challenge now is to narrow the gap between the fantasies being offered and what business should be able to sell us.

Ngay khi quảng cáo vừa xuất hiện vào đầu thế kỉ 19, nó liền được giới kinh doanh tận dụng. Quảng cáo giới thiệu hình ảnh, chức năng, nơi bán và giá cả của sản phẩm. Rồi đến thập niên 1960, ở Mỹ xuất hiện 1 hình thức quảng cáo mới dưới sự dẫn dắt của giới quảng cáo Đại lộ Madison, trong đó có William Bernbach, David Ogilvy và Mary Wells Lawrence. Làm việc cho các hãng như Esso, Avis và Life Cereal, họ đã mở rộng nội dung quảng cáo, thay vì chỉ nói về sản phẩm như trước đây.

Như đúng là ta sẽ quan tâm đến chiếc xe trong quảng cáo, nhưng lại không thể không chú ý đến gia đình đầm ấm đứng cạnh chiếc xe. Hay nhìn vào ta biết quảng cáo đang nói về xà bông, nhưng cái nó muốn nhấn mạnh lại là cảm giác êm dịu khi tắm rửa. Hay như đây đang quảng cáo rượu whiskey, nhưng thái độ dứt khoát và kiên định của người nói mới là trọng tâm thu hút.




Đại lộ Madison đã tạo ra sự đột phá trong ngành quảng cáo. Tuy thế, ngoài sự hấp dẫn của sản phẩm, có vẻ như nhiều thứ khác trong quảng cáo còn thu hút người mua hơn. Và bằng cách đưa những yếu tố này vào quảng cáo, nó giúp gia tăng lượng hàng bán ra.
Patek Philippe là một trong những hãng đồng hồ lớn nhất thế giới. Từ năm 1996 quảng cáo của hãng luôn là hình ảnh về quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Những quảng cáo đó khiến ta khó lòng nhìn đi đâu khác.



Như trong quảng cáo này là những cảnh cha con cùng nhau ra ngoài chơi, gợi lên trong lòng ta tình cảm phụ tử thiêng liêng. Ta hình dung rằng đứa trẻ sẽ lớn lên thành một người tự tin, độc lập, đồng thời nồng hậu và biết tôn trọng người khác. Quảng cáo này nắm rõ những hy vọng sâu kín nhất của ta dành cho con cái. Nó làm ta xúc động vì những hình ảnh trong đó khó có được trong đời thực. Chúng ta thường chẳng mấy khi xúc động trước những gì mình đang có mà chỉ trước những thứ mình ao ước nhưng không thể có. Mối quan hệ cha con luôn đầy căng thẳng nhưng trong thế giới Patek Philippe, ta lại thấy một thiên đường thỏa mãn lòng người.

Hãy chuyển sang Calvin Klein. Cặp đôi này trông có vẻ đã bên nhau được một thời gian. Có thể hai người đã có con, và tuy sống với nhau lâu như thế — nước hoa tên là Vĩnh Cửu — nhưng đam mê giữa họ vẫn tràn đầy. Có thể một ngày hai người làm tình với nhau vài lần, thường là ở những nơi bất thường. Calvin Klein biết rõ ta muốn gì trong một mối quan hệ tình cảm. Một cách tài tình, nó hiểu được ham muốn thầm kín nhất nhưng cũng khó đạt được nhất của chúng ta.
Quảng cáo sẽ chẳng có tác dụng nếu không hiểu thấu được cái khao khát hạnh phúc trong thâm tâm chúng ta. Quảng cáo có khả năng tác động lên cảm xúc là nhờ hiểu rõ đến lạ thường cũng như biết rằng chúng ta là sinh vật thèm khát một gia đình đầm ấm, được gắn kết với mọi người, sự tự do và hoan hỉ, triển vọng được phát triển bản thân, phẩm giá, sự điềm tĩnh, và cảm giác được người khác tôn trọng.


Tuy thế, những hiểu biết đó lại không giúp giới quảng cáo và giới kinh doanh nhận ra họ đang đối xử tàn nhẫn với chúng ta. Có thể họ làm chúng ta vui sướng nhờ nhắc ta nhớ tới những khao khát đó, nhưng họ không làm được gì để thỏa cơn khát đó. Giới quảng cáo muốn bán sản phẩm nhưng những sản phẩm đó lại không cân xứng với niềm mong đợi của người mua. Nước hoa của Calvin Klein thì ngọt ngào. Đồng hồ Patek Philippe thì là món đồ đo thời gian đẹp đẽ. Những cả hai tự chúng không giúp ta mua được hàng hóa mà phần vô thức của ta tin.

Thực tế, khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản nằm ở chỗ sản phẩm không theo kịp sự thấu suốt của quảng cáo. Từ thập niên 1960, quảng cáo hiểu được ta cần giúp đỡ đến mức nào để có thể vượt qua thử thách cuộc đời. Nó thấu đáo được ta muốn có một sự nghiệp tốt hơn, những mối quan hệ bền chắc hơn, tự tin hơn đến thế nào. Trong hầu hết quảng cáo, nỗi đau và hy vọng trong cuộc sống được chỉ ra rất rõ. Nhưng sản phẩm thì lại hầu như mâu thuẫn với rắc rối của ta đến nực cười.

Khó có thể đổ lỗi lên người làm quảng cáo. Thực tế, họ là nạn nhân của một vấn đề lớn trong chủ nghĩa tư bản hiện đại. Trong khi ta có quá nhiều nhu cầu phức tạp thì khi đối diện khó khăn, ta lại muốn cho bản thân một đồng hồ tính giờ chính xác hơn hay một chai nước hoa nhiều hương hơn.

Giới kinh doanh cần phải có nhiều tham vọng hơn để tạo ra nhiều loại sản phẩm mới, điều này nghe sẽ có vẻ lạ lùng với nhiều người như đồng hồ đeo tay hồi năm 1500. Chúng ta cần nền thương mại gắng sức cung cấp cho ta những hàng hóa thực sự có thể giúp ta phát triển, thành công, tìm được sự thỏa mãn và giúp mối quan hệ của ta tốt đẹp hơn.

Để có thể phác họa tương lai chủ nghĩa tư bản, ta phải nên nhớ rằng tất cả nhu cầu của ta đang nằm bên ngoài nền thương mại. Ta cần được giúp hình thành những cộng đồng rộng lượng, mang lại niềm vui và gắn kết nhau. Ta cần được giúp nuôi dạy con cái. Ta cần được giúp bình tĩnh lại trong thời điểm then chốt. Ta cần được giúp tìm ra tài năng thực sự của mình ở nơi làm việc. Những nhu cầu quan trọng hơn của ta là những thứ rất cần thiết mà ta không thể không có, chúng là thứ chính yếu đối với cuộc đời ta.

Chúng ta đã đơn thuần chấp thuận mà không hề phản đối nhưng mua sắm không giúp nhận diện được giới kinh doanh. Chúng ta không biết chắc bộ mặt của kinh doanh trong tương lại giống như hồi nửa thế kỉ trước. Không ai có thể nêu được bản chất liên doanh của những công ty công nghệ lớn hiện nay, nhưng ta biết cái đích mà ta cần hướng đến. Đó là nơi của những rắc rối sâu đậm nhất của cuộc sống mà chủ nghĩa tư bản đang ra sức xử lí.

Ít nhất quảng cáo cũng đã làm được một việc tuyệt vời là gợi ra khuôn hình kinh tế tương lai. Nó đã tận dụng mọi yếu tố trong cuộc sống. Thách thức lúc này là thu hẹp lại khoảng cách giữa ước muốn của chúng ta với những thứ mà giới kinh doanh nên bán.



NGỌC THU

ARTCANDY SHOP NGỌC THU -     Trên   bước   đường   THÀNH   CÔNG , không   có   dấu   chân   của   những   kẻ   LƯỜI   BIẾNG . ...