AUGUST COMTE VÀ TÔN GIÁO VÔ THẦN

AUGUST COMTE VÀ TÔN GIÁO VÔ THẦN



Khái niệm tôn giáo vốn luôn được gắn liền với niềm tin vào những thế lực thần thánh, siêu nhiên. Thế nhưng, nhà xã hội học người Pháp August Comte đã sáng tạo ra một tôn giáo mới, tôn giáo vô thần. Tuy ông đã thất bại trong việc phổ biến tôn giáo này nhưng tư tưởng của ông vẫn đáng được chúng ta tôn trọng và nghiên cứu.

Though we tend to think of atheists as not only unbelieving but also hostile to religion, we should remember a tradition of atheistic thinkers who've tried to reconcile a suspicion of the supernatural side of religion with a deep sympathy for and interest in its ritualistic aspects. The most important and inspirational of these was the visionary, eccentric, and only intermittently sane French 19th century sociologist, August Comte.

Comte was born into a strict Catholic family in Montpelier in Southern France in 1798. As a young man, he received a highly progressive education and became obsessed with the idea of building a new kind of France based around science and republicanism. His family violently disagreed and broke off relations with him so he went to live in Paris, where he became a student of, and later, secretary to the Utopian thinker, Henri de Saint-Simon. But Comte had a quarrelsome nature and fell out with Saint-Simon, failed to get a university post, and for the rest of his life, maintained a precarious existence writing dense, often unreadable, works about the reform of humanity.


He was not entirely sane and spent long periods in asylums, and in 1827, attempted suicide by jumping off the Pont des Arts in Paris. In 1844, he fell deeply in love with a married woman called Clotilde de Vaux but the relationship was never consummated. After her premature death, Comte made his love for Clotilde into one of his center pieces of his thinking on religion. Though a deeply eccentric man, Comte did manage to gain the trust and interest of the important British philosopher, John Stuart Mill, who admired his efforts around religion, and helped Comte to be better known in Britain.


Comte's thinking on religion had, as its starting point, a characteristically blunt observation that in the modern world, thanks to the discoveries of science, it would no longer be possible for anyone intelligent to believe in God. Faith would henceforth be limited to the uneducated, the fanatical, women, children, and those in the final months of incurable diseases. At the same time, Comte recognized, as many of his more rational contemporaries did not, that a secular society devoted just to financial accumulation and romantic love; and devoid of any sources of consolation, transcendent awe or solidarity, would be prey to some untenable social and emotional illness.

Comte's solution was neither to cling blindly to sacred traditions, nor to cast them collectively and belligerently aside, but rather to pick out the more relevant and secular aspects and fuse them together with certain insights drawn from philosophy, art, and science. The result? The outcome of decades of thought and the summit of Comte's intellectual achievement was a new religion: a religion for atheists, or as Comte termed it, "A Religion of Humanity": an original creed expressly tailored to the emotional and intellectual demands of modern men and women, rather than the inhabitants of Judea or northern India in 400 B.C.

Comte presented his new religion in two volumes: the "Summary Exposition of the Universal Religion" and the "Theory of the Future of Man." He observed the traditional faiths tended to cement their authority by providing people with daily, and even hourly schedules of who or what to think about. Rotors typically pegged to the commemoration of a holy individual or supernatural incident. So Comte announced a calendar of his own, animated by a pantheon of secular heroes and ideas. In the Religion of Humanity, every month was to be devoted to the honoring of an important field of endeavor; for example: marriage, parenthood, art, science, agriculture and every day to an individual who had made a valuable contribution within these categories.

Comte was impressed by the way that traditional religion had disseminated moral guidance, for example: dictating principles on how to conduct oneself in a marriage, or fulfill one's duties to the community. And he lamented the modern, liberal governments, in their desire to prove inoffensive to all constituencies, had settled on merely offering factual instruction before letting people out into the world to destroy themselves and others through their egoism and self ignorance. Therefore, in Comte's Religion of Humanity, there would be classes and sermons to help inspire one to be kind spouses, patient with one's colleagues, and compassionate towards the unfortunate.

Comte also recognized how badly we all need consolation and proposed that his girlfriend, Clotilde, take the function previously accorded within Catholism to the Virgin Mary. Portraits of Clotilde were to be placed everywhere in the new religion. And when one was down, one was invited to share one's sorrows and weep in front of his vision of kindness and sympathy.

Because Comte appreciated the role that architecture had once played in bolstering the claims of traditional religion, he proposed the construction of a network of secular churches, or as he called them, "Temples for Humanity." He suggested that each one be paid for by a banker, whose bust would appear above the door in recognition of his generosity. Rather than resenting bankers, Comte thought it was wiser to coax them into supporting good causes. Inside the temples of humanity, there would be lectures, singing, celebrations, and public discussions. While around the walls, sumptuous works of art would commemorate the greatest moments and finest men and women of history. Finally, above the west-facing stage, there would be a large aphorism written in golden letters, invoking the congregation to adopt the essence of Comte's philosophical religious world view: the statement, "Connais Toi Pour T'ameliorer." (Know yourself to improve yourself.)

Regrettably, Comte's complex, thought provoking, and often deranged project was felled by a host of practical obstacles. Ridiculed by both atheists and believers, ignored by public opinion, devoid of funds, Comte fell into despair and self-pity. He took to writing long and frightening letters in defense of his scheme to monarchs and industrialists across Europe, including Louis Napoleon, Queen Victoria, the Crown Prince of Denmark, three hundred bankers, and the head of the parish sewage system. But few offered money, let alone replies. Without seeing any of his proposals take hold, Comte died at the age of 59, in 1857.

Nevertheless, like Jesus, Comte was well served by his followers, and in the decades after his death, his religion made some notable advances. The Chapelle de L'humanite was opened at 5 Rue Payenne in Paris, where it still stands to this day, and became a well known venue for secular baptisms, funeral services, weddings and sermons. Comte's religion crossed the channel, where it acquired 5,000 adherents, led with rare energy by a former Oxford don. In 1878, with the help of a legacy from an aunt, this don opened the Church of Humanity in Lamb Conduit Street in London, where secular services were held every morning.

Comte's religion had even greater success in Brazil, where it was put into practice by some students that Comte had taught in Paris in the 1840s. El Templo de la Humanidad opened in Rio in 1890, and others followed in São Paulo and Curitiba. Unfortunately, infighting among the leadership connected to doctrinal squabbles about the place of Western authors and their liturgy, meant that the movement failed to grow into a truly popular religion. And yet it acquired a small and permanent place in Brazil's spiritual life. To this day, every Sunday morning in Rio de Janeiro, at 74 Rua Benjamin Constant, audiences, who make up in intensity of what they lack for in numbers, arrive at the Templo de Humanidad to draw sustenance from the teachings of a Parisian sociologist's unusual secular religion.


Whatever its shortcomings, Comte's religion is hard to dismiss entirely, for it identified a psychic space in atheistic society, which continues to lie fallow and to invite resolution. Comte's work was an attempt to rescue some of what is beautiful, touching, reasonable, and wise from what no longer seems true. For these reasons and more it remains extremely timely.
Dù thường cho rằng người vô thần không những không tin mà còn thù địch với tôn giáo, chúng ta cũng nên nhớ tới những nhà tư tưởng vô thần đã nỗ lực dung hòa những hoài nghi về mặt siêu nhiên của tôn giáo bằng sự đồng cảm, quan tâm tới những nghi thức tôn giáo. Nhân vật quan trọng và có ảnh hưởng nhất trong số đó là nhà xã hội học người Pháp thế kỷ 19, August Comte, một người có tầm nhìn xa, lập dị và tâm thần bất ổn.

Comte sinh năm 1798, trong một gia đình Công giáo khắt khe tại Montpelier, miền Nam nước Pháp. Khi còn trẻ, ông được hưởng một nền giáo dục tiến bộ và bắt đầu ám ảnh với ý tưởng xây dựng một nước Pháp mới trên nền tảng là khoa học và chủ nghĩa cộng hòa. Gia đình phản đối kịch liệt và cắt đứt quan hệ với ông nên ông đã chuyển tới Paris, tại đây ông trở thành học trò và sau này là trợ lý của nhà tư tưởng chủ nghĩa xã hội không tưởng, Henri de Saint-Simon. Nhưng với bản tính hay sinh sự, Comte đã mâu thuẫn với Saint-Simon và không được vào đại học. Trong phần đời còn lại, ông có một cuộc sống bấp bênh và viết ra những tác phẩm phức tạp, thường rất khó đọc về việc cải cách nhân loại.

Ông không hoàn toàn tỉnh táo và đã có thời gian dài trong viện tâm thần. Năm 1827, ông từng nhảy khỏi cầu Pont des Arts của Paris với ý định tự sát. Năm 1844, ông yêu say đắm Clotilde de Vaux, một người phụ nữ đã có gia đình nhưng mối quan hệ này không đem lại kết quả gì. Sau cái chết yểu của Clotilde, tình yêu dành cho bà được Comte đưa vào một phần trọng tâm trong thuyết tôn giáo của ông. Mặc dù là một người cực kỳ lập dị, Comte vẫn chiếm được lòng tin và sự quan tâm của triết gia danh tiếng người Anh, John Stuart Mill. Mill ngưỡng mộ tâm huyết của Comte với tôn giáo và đã giúp Comte có được tiếng tăm tại Anh.

Quan điểm của Comte về tôn giáo xuất phát từ một nhận định phũ phàng, đó là trong thế giới hiện đại, nhờ vào những khám phá khoa học, bất cứ ai có trí tuệ cũng không thể tin vào Chúa được nữa. Đức tin sẽ chỉ dành cho những người thiếu giáo dục, người cuồng tín, phụ nữ, trẻ em và những ai đang ở giai đoạn cuối của một căn bệnh hiểm nghèo. Đồng thời, Comte nhận ra điều mà nhiều người cùng thời tỉnh táo hơn không nhận ra, đó là xã hội trần tục chỉ biết đến tiền bạc và luyến ái; việc thiếu đi nguồn an ủi, không có đối tượng để sùng bái, không có gắn kết có thể dẫn đến những căn bệnh xã hội, bệnh tâm lý khó trị.




Giải pháp của Comte không phải là mù quáng bám víu lấy niềm tin thần thánh, cũng không phải là thô bạo loại bỏ nó hoàn toàn, mà là chọn lọc ra những yếu tố ý nghĩa và thực tế rồi tổng hợp chúng lại cùng với một số kiến thức về triết học, hội họa và khoa học. Kết quả ư? Kết quả hàng thập kỷ tư duy và cũng là thành tựu trí tuệ lớn nhất của Comte là một tôn giáo mới: tôn giáo của những người vô thần, hay theo cách gọi của Comte, "Tôn giáo Nhân loại": một tín ngưỡng mới đáp ứng riêng những nhu cầu về cảm xúc và trí tuệ của con người hiện đại, thay vì của những cư dân Judea hay cư dân Bắc Ấn của 400 TCN.


Comte trình bày về tôn giáo mới này trong 2 tập sách: "Sơ lược về Tôn giáo Toàn cầu" và "Thuyết về tương lai loài người". Ông nhận thấy đức tin truyền thống thường củng cố quyền lực bằng cách cứ mỗi ngày, thậm chí mỗi giờ lại cho người ta một vấn đề để suy nghĩ. Mọi vấn đề đều xoay quanh tâm điểm là một cá nhân thần thánh hay một hiện tượng siêu nhiên. Comte công bố hệ lịch riêng của ông, được minh họa bằng những tư tưởng và anh hùng đời thường. Trong Tôn giáo Nhân loại, mỗi tháng được dành để tôn vinh một lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống; ví dụ: hôn nhân, nghĩa vụ làm cha mẹ, hội họa, khoa học, nông nghiệp; và mỗi ngày dành để tôn vinh một cá nhân đã có những đóng góp quý báu cho các lĩnh vực trên.


Comte ấn tượng với cách truyền bá chuẩn mực đạo đức của tôn giáo truyền thống, chẳng hạn, đặt ra những nguyên tắc về cư xử trong hôn nhân hay hoàn thành bổn phận với cộng đồng. Ông thấy thất vọng khi chính phủ hiện đại vì muốn chứng minh họ tôn trọng mọi công dân nên chỉ cung cấp kiến thức thực tiễn cho người dân rồi để họ bước ra đời, tự hủy hoại chính mình và cả những người khác bằng sự ích kỷ, kiêu ngạo. Do đó, trong Tôn giáo Nhân loại của Comte, các lớp học, các bài thuyết giáo sẽ hướng con người tới chỗ biết yêu thương bạn đời, biết kiên nhẫn với đồng nghiệp, và biết trắc ẩn trước những số phận kém may mắn.



Comte cũng nhận ra chúng ta cần sự an ủi tới mức nào và ông muốn người yêu của ông, Clotilde, đóng vai trò tương tự như Đức Mẹ đồng trinh trong Công giáo. Chân dung Clotilde xuất hiện liên tục trong tôn giáo mới này. Và khi ai đó cảm thấy thất vọng, họ được khuyến khích chia sẻ nỗi buồn của mình và than khóc trước sự rộng lượng và đồng cảm của ông.


Comte đánh giá cao vai trò của kiến trúc trong tôn giáo truyền thống, vì vậy, ông muốn xây dựng một mạng lưới các nhà thờ vô thần , hay theo cách gọi của ông là "Đền thờ cho Nhân loại". Ý tưởng của ông là để mỗi nhà thờ được một chủ nhà băng tài trợ, và tượng của người đó sẽ được đặt trước cửa để tôn vinh sự hào phóng của họ. Thay vì oán giận các chủ nhà băng, Comte cho rằng thuyết phục họ làm việc tốt là việc làm khôn ngoan hơn. Bên trong các đền thờ cho nhân loại sẽ diễn ra những bài giảng, ca nhạc, lễ kỷ niệm, và thảo luận công khai. Bên trên các bức tường, các tác phẩm giá trị được trưng bày để tưởng nhớ đến những giây phút huy hoàng và những con người xuất chúng trong lịch sử. Cuối cùng, ở mặt phía tây sẽ có một bức cách ngôn lớn với chữ đúc bằng vàng, kêu gọi giáo dân làm theo điều cốt lõi trong triết lý tôn giáo của Comte: đó là "Connais Toi Pour T'ameliorer". (Biết mình để cải thiện mình.)



Đáng tiếc thay, kế hoạch vừa phức tạp, vừa khó hiểu và điên rồ của Comte đã thất bại do những trở ngại thực tế. Bị cả người vô thần và các tín đồ chế nhạo, bị công chúng bỏ ngoài tai, thiếu nguồn kinh phí, Comte rơi vào tuyệt vọng và đau khổ. Ông bắt đầu viết những bức thư đáng sợ ủng hộ kế hoạch của mình gửi đến các quốc, các nhà tư bản khắp châu Âu, bao gồm Louis Napoleon, Nữ hoàng Victoria, Thái tử Đan Mạch, 300 chủ nhà băng, và người đứng đầu hệ thống thoát nước của xứ đạo. Nhưng chỉ vài người giúp tiền, không tính đến số thư hồi âm. Chứng kiến mọi kế hoạch sụp đổ, Comte qua đời vào năm 1857 ở tuổi 59.

Tuy nhiên, cũng giống như Jesus, Comte được những người đi theo tôn thờ, và trong vài thập niên sau khi ông qua đời, tôn giáo của ông đã có những bước tiến đáng kể. Đền thờ Chapelle de L'humanite được đặt tại số 5 Rue Payenne của Paris vẫn tồn tại cho đến ngày nay, và là địa điểm nổi tiếng với những lễ rửa tội vô thần, tang lễ, đám cưới và các bài thuyết giáo. Tôn giáo của Comte đã vượt qua biên giới và có thêm 5000 người gia nhập dưới sự dẫn dắt mờ nhạt của một cựu giảng viên Oxford. Năm 1878, nhờ vào tài sản thừa kế từ một người dì, giảng viên này đã mở Nhà thờ Nhân loại tại đường Lamb Conduit của London, tại đây, hàng sáng đều diễn ra các nghi lễ vô thần.

Tôn giáo của Comte thậm chí còn thành công hơn tại Brazil, tại đây nó được đưa vào thực hành nhờ các sinh viên Comte từng dạy tại Paris vào những năm 1840. Đền thờ El Templo de la Humanidad được mở tại Rio năm 1890, và theo sau là các đền tại São Paulo và Curitiba. Không may, mâu thuẫn giữa những người đứng đầu liên quan đến tranh luận học thuyết về vai trò của các tác giả phương Tây và nghi thức của họ đã khiến phong trào này không thể phát triển thành một tôn giáo phổ biến. Nhưng nó cũng đã đạt được một vị trí nhỏ vững chắc trong đời sống tinh thần tại Brazil. Ngày nay, mỗi sáng chủ nhật tại số 74 Rua Benjamin Constant, thành phố Rio de Janeiro, khán giả, dù với số lượng ít nhưng rất nhiệt thành, có mặt tại Templo de Humanidad để tiếp thu những bài học từ tôn giáo vô thần kỳ lạ của nhà xã hội học Paris.

Dẫu có thiếu sót như thế nào thì cũng rất khó để hoàn toàn phủ nhận tôn giáo của Comte bởi nó đã nhận diện không gian tâm linh cho xã hội vô thần, mà đến nay vẫn bị lãng quên và cần một giải pháp. Công trình của Comte là nỗ lực giữ lại những gì tươi đẹp, lay động, lý trí, khôn ngoan giữa những điều phi thực tế. Vì những lý do này và nhiều lý do khác nữa, đây vẫn là một tôn giáo phù hợp với thời đại.

NGỌC THU

ARTCANDY SHOP NGỌC THU -     Trên   bước   đường   THÀNH   CÔNG , không   có   dấu   chân   của   những   kẻ   LƯỜI   BIẾNG . ...