Neuroaesthetics = THẦN KINH HỌC

 





A

An emerging discipline called neuroaesthetics is seeking to bring scientific objectivity to the study of art, and has already given us a better understanding of many masterpieces.

Môn thần kinh học đang nổi lên trong việc tìm cách đưa tính khách quan của khoa học vào việc nghiên cứu nghệ thuật, và nó cũng đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn rất nhiều kiệt tác.


The blurred imagery of Impressionist paintings seems to stimulate the brain's amygdala, for instance.

Chẳng hạn như những hình ảnh mờ ảo trong những bức tranh thuộc trường phái Ấn tượng có vẻ sẽ kích thích hạch hạnh nhân trong não bộ.

 

Since the amygdala plays a crucial role in our feelings, that finding might explain why many people find these pieces so moving.

Bởi vì hạch hạnh nhân đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự cảm nhận của chúng ta, khám phá này có thể lý giải nguyên nhân tại sao rất nhiều người cảm thấy các bức tranh giống như đang chuyển động vậy.

 B

Could the same approach also shed light on abstract twentieth-century pieces, from Mondrian's geometrical blocks of colour, to Pollock's seemingly haphazard arrangements of splashed paint on canvas? Sceptics believe that people claim to like such works simply because they are famous.

Vậy liệu sự tiếp cận như vậy phải chăng cũng có thể làm sáng tỏ những bức tranh trừu tượng của thể kỷ XX, từ những hình khối đầy màu sắc trong những tác phẩm của Mondrian đến những tác phẩm tưởng như là những sắp đặt ngẫu nhiên của màu mực bị vấy lên vải của Pollock? Những kẻ hoài nghi cho rằng người ta thích những bức tranh ấy bởi đơn giản vì chúng nổi tiếng.


We certainly do have an inclination to follow the crowd.

Xu hướng của chúng ta là luôn thuận theo số đông


When asked to make simple perceptual decisions such as matching a shape to its rotated image, for example, people often choose a definitively wrong answer if they see others doing the same.

Khi bị yêu cầu đưa ra một quyết định mang tính nhận thức đơn giản như là chọn một hình với đúng hình ảnh đã bị xoay đi của nó chẳng hạn, người ta thường sẽ chọn phải một đáp án sai mười mươi nếu họ thấy những người khác cũng chọn như vậy.


It is easy to imagine that this mentality would have even more impact on a fuzzy concept like art appreciation, where there is no right or wrong answer.

Rất dễ để hình dung rằng tâm lý này thậm chí sẽ càng gây ảnh hưởng hơn nữa đối với một khái niệm không rõ ràng như sự phê bình nghệ thuật, một lĩnh vực không tồn tại sự đúng – sai.


Angelina Hawley-Dolan, of Boston College, Massachusetts, responded to this debate by asking volunteers to view pairs of paintings - either the creations of famous abstract artists or the doodles of infants, chimps and elephants.

Angelina Hawley-Dolan, đến từ trường cao đẳng Boston, Massachusetts, giải quyết tranh cãi này bằng cách mời những tình nguyện viên xem xét nhiều cặp tranh – là những tác phẩm của những họa sĩ trừu tượng nổi tiếng hoặc những bức vẽ nguệch ngoạc của trẻ con, tinh tinh, voi.


They then had to judge which they preferred.

Sau đó, những tình nguyện viên phải lựa chọn bức tranh nào mình thích hơn.


A third of the paintings were given no captions, while many were labelled incorrectly -volunteers might think they were viewing a chimp's messy brushstrokes when they were actually seeing an acclaimed masterpiece.

Một phần ba trong số các bức tranh không có chú thích, trong khi rất nhiều bức bị dán nhãn sai – những tình nguyện viên có thể sẽ nghĩ rằng họ đang xem những nét cọ lộn xộn của một con tinh tinh trong khi thật ra đó lại chính là một kiệt tác nổi tiếng.

In each set of trials, volunteers generally preferred the work of renowned artists, even when they believed it was by an animal or a child.

Qua nhiều lần thử nghiệm, những tình nguyện viên thường cảm thấy thích những tác phẩm của những họa sĩ nổi tiếng hơn, cho dù họ vẫn tin rằng chúng được vẽ bởi trẻ con hay động vật.

It seems that the viewer can sense the artist's vision in paintings, even if they can't explain why.

Dường như những người xem tranh có thể cảm nhận được sự tưởng tượng của các họa sĩ trong tranh, họ thậm chí còn chẳng thể lí giải được.

D

Robert Pepperell, an artist based at Cardiff University, creates ambiguous works that are neither entirely abstract nor clearly representational.

Robert Pepperell, một họa sĩ đến từ Đại học Cardiff, vẽ nên những bức tranh mơ hồ vừa chẳng trừu tượng hoàn toàn, cũng chẳng chân thực rõ ràng.


In one study, Pepperell and his collaborators asked volunteers to decide how'powerful'they considered an artwork to be, and whether they saw anything familiar in the piece.

Trong một nghiên cứu, Peperrell và những cộng sự của mình yêu cầu những tình nguyện viên quyết định xem liệu họ cho rằng thế nào là một tác phẩm nghệ thuật “ấn tượng”, và họ có nhìn thấy gì thân thuộc trong bức tranh hay không.


The longer they took to answer these questions, the more highly they rated the piece under scrutiny, and the greater their neural activity.

Họ càng mất nhiều thời gian để trả lời những vấn đề này, họ càng đánh giá bức tranh tỉ mỉ hơn, cũng như hoạt động thần kinh càng nhiều.


It would seem that the brain sees these images as puzzles, and the harder it is to decipher the meaning, the more rewarding is the moment of recognition.

Dường như bộ não xem những hình ảnh này như những mảnh ghép, và càng khó giải mã ý nghĩa của chúng thì càng được tưởng thưởng nhiều khi tìm ra.

E

And what about artists such as Mondrian, whose paintings consist exclusively of horizontal and vertical lines encasing blocks of colour? Mondrian's works are deceptively simple, but eye-tracking studies confirm that they are meticulously composed, and that simpiy rotating a piece radically changes the way we view it.

Còn về những họa sĩ như Mondrian, người sở hữu những bức tranh chỉ chứa đựng những đường ngang – dọc bao quanh những khối màu, thì sao? Những tác phẩm của Mondrian thì dễ bị nhầm lẫn là đơn giản, nhưng những nghiên cứu theo dõi hành vi của mắt cho thấy rằng chúng được vẽ một cách tỉ mỉ, và đơn giản chỉ cần xoay bức tranh đi thôi cũng hoàn toàn thay đổi cách chúng ta ngắm chúng.


With the originals, volunteers'eyes tended to stay longer on certain places in the image, but with the altered versions they would flit across a piece more rapidly.

Mắt của những tình nguyện viên có xu hướng tập trung lâu hơn vào những vị trí cụ thể trong bức tranh gốc, nhưng chúng lại nhanh chóng lướt qua những phiên bản bị chỉnh sửa của bức tranh.


As a result, the volunteers considered the altered versions less pleasurable when they later rated the work.

Hệ quả là sau đó, khi những tình nguyện viên đánh giá các tác phẩm, họ cho rằng những phiên bản bị chỉnh sửa kia thì kém thu hút hơn.

F

In a similar study, Oshin Vartanian of Toronto University asked volunteers to compare original paintings with ones which he had altered by moving objects around within the frame.
Trong một nghiên cứu tương tự, Oshin Vartanian đến từ Đại học Toronto yêu cầu các tình nguyện viên so sánh những bức tranh gốc với những bức tranh mà ông đã chỉnh sửa bằng cách xoay tranh trong khung đi.


He found that almost everyone preferred the original, whether it was a Van Gogh still life or an abstract by Miro.

Ông nhận ra rằng cho dù là tranh tĩnh vật của Van Gogh hay tranh trừu tượng của Miro thì hầu hết mọi người cũng đều thích những tác phẩm gốc hơn.

Vartanian also found that changing the composition of the paintings reduced activation in those brain areas linked with meaning and interpretation.

Vartanian cũng đồng thời phát hiện ra rằng sự thay đổi bố cục các bức tranh làm giảm hoạt động ở những vùng não có chức năng giải thích và diễn dịch.

G

In another experiment, Alex Forsythe of the University of Liverpool analysed the visual intricacy of different pieces of art, and her results suggest that many artists use a key level of detail to please the brain.

Trong một thí nghiệm khác, Alex Forsythe từ Đại học Liverpool đã phân tích sự phức tạp của thị giác đối với những trường phái hội họa khác nhau, những kết quả của bà cho rằng nhiều họa sĩ vẽ với một mức độ chi tiết vừa đủ để làm thỏa mãn não bộ.


Too little and the work is boring, but too much results in a kind of 'perceptual overload', according to Forsythe.

Theo Forrsythe thì nếu quá ít chi tiết sẽ khiến tác phẩm trở nên nhàm chán, nhưng nếu quá nhiều chi tiết thì lại gây nên một sự “quá tải về mặt nhận thức”.

What's more, appealing pieces both abstract and representational, show signs of'fractals' - repeated motifs recurring in different scales, "ractals are common throughout nature, for example in the shapes of mountain peaks or the branches of trees.

Hơn nữa, các tác phẩm lôi cuốn thuộc cả hai trường phái trừu tượng hay trường phái tượng trưng đều chứa những dấu hiệu của ‘những đồng dạng’ – những mô típ lặp đi lặp lại ở các quy mô khác nhau, ‘những đồng dạng’ này thì phổ biến trong cả tự nhiên, ví dụ như hình dạng của những đỉnh núi hay những cành cây.

It is possible that our visual system, which evolved in the great outdoors, finds it easier to process such patterns.

Có thể hệ thống thị giác của chúng ta đã phát triển trong môi trường tự nhiên nên sẽ tiếp nhận những hình ảnh này dễ dàng hơn.

H

It is also intriguing that the brain appears to process movement when we see a handwritten letter, as if we are replaying the writer's moment of creation.

Việc bộ não mô tả lại sự chuyển động khi chúng ta nhìn thấy một bức thư tay như thể chúng ta đang xem lại khoảnh khắc mà người viết viết ra nó cũng khiến người ta cảm thấy tò mò.

This has led some to wonder whether Pollock's works feel so dynamic because the brain reconstructs the energetic actions the artist used as he painted.

Điều này khiến cho một số người tự hỏi liệu có phải những tác phẩm của Pollock trông như đầy năng lượng là bởi vì bộ não chúng ta tái lập lại những động tác đầy năng lượng của Pollock khi vẽ tranh hay không.


This may be down to our brain's 'mirror neurons', which are known to mimic others' actions.

Điều này có thể là do ‘những tế bào thần kinh gương’ được biết đến với chức năng bắt chước hành động của những người khác.


The hypothesis will need to be thoroughly tested, however.

Tuy vậy, giả thuyết này cần được kiểm tra một cách kĩ lưỡng.

It might even be the case that we could use neuroaesthetic studies to understand the longevity of some pieces of artwork.

Thậm chí chúng ta còn có thể sử dụng những nghiên cứu về thần kinh học để hiểu được sự trường tồn của nhiều tác phẩm nghệ thuật.

While the fashions of the time might shape what is currently popular, works that are best adapted to our visual system may be the most likely to linger once the trends of previous generations have been forgotten.

Trong khi thời trang chỉ định hình những gì hiện đang phổ biến ở thời đại của nó thì những tác phẩm nghệ thuật vừa mắt nhất đối với chúng ta rất có thể vẫn sẽ tồn tại mãi cho dù xu hướng thời trang của những thế hệ đi trước có bị lãng quên đi rồi hay chăng nữa.

I

It's still early days for the field of neuroaesthetics - and these studies are probably only a taste of what is to come.

Ngành thần kinh học vẫn còn rất non trẻ - những nghiên cứu trên có lẽ cũng chỉ là những viên gạch đầu tiên mà thôi.


It would, however, be foolish to reduce art appreciation to a set of scientific laws.

Tuy vậy, sẽ thật ngu ngốc khi giới hạn sự đánh giá nghệ thuật bởi những quy luật khoa học.

We shouldn't underestimate the importance of the style of a particular artist, their place in history and the artistic environment of their time.

Chúng ta không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của phong cách ở một họa sĩ cụ thể, vị trí của họ trong lịch sử hay môi trường nghệ thuật ở thời đại của họ.

Abstract art offers both a challenge a id the freedom to play with different interpretations.
Nghệ thuật trừu tượng cho chúng ta cả thách thức lẫn sự tự do để giải mã nó theo nhiều cách khác nhau.

In some ways, it's not so different to science, where we are constantly looking for systems and decoding meaning so that we can view and appreciate the world in a new way.

Trong một số khía cạnh, nó cũng chẳng khác biệt mấy so với khoa học, lĩnh vực mà chúng ta đang liên tục tìm kiếm những hệ thống, những phương pháp giải mã để có thể quan sát và khám phá thế giới theo một cách hoàn toàn mới.

NGỌC THU

ARTCANDY SHOP NGỌC THU -     Trên   bước   đường   THÀNH   CÔNG , không   có   dấu   chân   của   những   kẻ   LƯỜI   BIẾNG . ...