CUNG ĐIỆN KÝ ỨCBuild a Memory Palace
Bạn cần ghi nhớ một dãy số? Bạn đọc lịch sử, hay học Anh văn mà cứ lẫn lộn tùm lum, học trước quên sau chẳng nhớ nổi? Hôm nay, tôi sẽ mách cho bạn một phương pháp siêu năng lực vô cùng lợi hại, giúp cho bạn có thể nhớ bất cứ một vấn đề nào đó một cách mãi mãi! Với phương pháp này thì trừ phi bạn không muốn nhớ, chứ một khi bạn đã muốn thì mấy chục năm sau bạn cũng sẽ nhớ lâu, nhớ lầy, nhớ dai. Cảnh báo điểm yếu của phương pháp này là nhiều khi bạn đã nhớ rồi có muốn tẩy đi cũng ko tẩy được.
Bạn có tin rằng với phương pháp này, bạn có thể từ chưa biết gì mà sau đó lại đọc được làu làu dòng lịch sử Việt Nam qua các đời từ thời dựng nước cho đến hiện đại, chỉ sau vỏn vẹn… một phút đồng hồ ghi nhớ, và sẽ nhớ mãi mãi? Thậm chí nếu muốn còn đọc vanh vách theo thứ tự tên 18 vị vua Hùng. Đừng nghi ngờ, tôi sắp bày cho bạn ở bên dưới đây.
Phương pháp này được gọi nôm na là “liên tưởng dị thường”, đã được đề cập trong cuốn “I am gifted, so are you!” của Adam Khoo, cũng như được nhiều người thông minh sử dụng. Mấu chốt của phương pháp này chỉ cần bạn liên tưởng vấn đề cần nhớ đến một điều gì đó càng lố bịch, dị hợm, nhảm nhí, hay kinh khủng… thì càng tốt. Như vậy lúc này trí nhớ của bạn đã được giao phó hoàn toàn cho óc tưởng tượng của bạn quản lý. Óc tưởng tượng của bạn càng nhanh thì bạn càng ghi nhớ thần tốc, óc tưởng tượng của bạn càng dị hợm thì bạn càng nhớ dai hơn.
Lấy một ví dụ nhỏ. Bạn học Anh văn, từ vựng “carpet” nghĩa là “tấm thảm”. Nếu khó nhớ, bạn hãy tưởng tượng “car” là xe hơi còn “pet” là con chó cưng của bạn. Bạn có tấm thảm lót trong xe ô tô mà con chó của bạn cứ suốt ngày đái ỉa vào làm cho bạn điên tiết hết cả lên. Như vậy bạn nhớ mãi được rằng “carpet” nghĩa là “tấm thảm”.
Động từ “try” nếu đi với Verb-ing thì nghĩa là “thử”. Còn “try to” thì lại là “cố làm điều gì đó”. Lẫn lộn tùm lum khó nhớ, sao bạn không thử tưởng tượng có một thằng con “TRAI” cố gắng cầm một chai bia “TU” ừng ực để chứng tỏ ta đây là đàn ông. Như vậy bạn nhớ được “try to” nghĩa là “cố gắng”.
Hay học lịch sử, bạn muốn nhớ rằng năm 1939 nổ ra Thế Chiến II, sao bạn không thử nhớ rằng Thế chiến II có “BA nước phát xít bị quân đồng minh luộc CHÍN”, như vậy có phải bạn sẽ mãi nhớ được năm 1939 không?
Muốn nhớ Chu Du thời Tam Quốc sinh năm 175 mất 210? Quá đơn giản! Hãy tưởng tượng có thằng dê xồm đang CHU mồm hôn bạn. Đúng là đồ 35. Vậy Chu Du thọ 35 tuổi. Chữ Du làm bạn liên tưởng tới Du xuân, là mùa xuân năm 75 chiếm đóng Sài Gòn, vậy Chu Du sinh năm 175.
Còn bây giờ, bạn đã chuẩn bị để nhớ được làu làu dòng lịch sử Việt Nam qua các triều đại chỉ sau khi đọc xong vài dòng ngắn dưới đây của tôi? Hãy nhắm mắt tưởng tượng câu chuyện ngắn này:
“Có ông Việt tính tình rất hiền lành chỉ muốn sống AN bình, nhưng suốt ngày cứ bị thằng hàng xóm mất dạy tên Trung quấy nhiễu trộm cắp (bạn nhớ được đầu tiên là vua An Dương Vương và tiếp theo là Thời kỳ Bắc thuộc lần 1). Tết nhất ông nấu mấy cái bánh CHƯNG để ăn, thằng Trung cũng ăn trộm sạch. (tiếp theo là Hai Bà Trưng rồi Thời kỳ Bắc thuộc lần 2). Bị thế thì ông điên máu quá, chạy sang đôi co cãi LÝ với nó, ai dè bị nó tẩn cho ông một trận (Nhà Tiền Lý rồi Thời kỳ Bắc thuộc lần 3). Bị đánh thì ai mà nhịn được, ông choảng lại nó luôn, giành lại được tự chủ trong xóm (Thời kỳ tự chủ). Ông tự chủ rồi thì có thể trồng ngô để ăn (Nhà Ngô). Ăn thì phải rào, ông đóng ĐINH rào lại vườn LÊ ở mặt TIỀN nhà ông để tránh bị thằng Trung mất dạy trộm (Nhà Đinh rồi đến Tiền Lê). Ông rất tự tin về cách quản LÝ của mình nên chủ quan không đề phòng (Nhà Lý). Một hôm ông đang cởi TRẦN tắm HỒ thì bị thằng Trung rình đánh cho một trận. (Nhà Trần, nhà Hồ rồi thời kỳ Bắc thuộc lần 4). Ông đau quá LÊ lết lên núi (sơn) để tìm lá thuốc trị vết thương (Nhà Hậu Lê rồi đến Nhà Tây Sơn). Tìm được rồi thì ông đem về xay NHUYỄN ra uống để trị thương (Nhà Nguyễn). Vết thương tuy lành nhưng cứ đến mùa ĐÔNG trái gió trở trời là lại đau. (Thời kỳ Chiến tranh Đông Dương).”
Như vậy, chỉ sau khoảng một phút, bạn đã nhớ làu làu cả một chuỗi lịch sử Việt Nam, và chắc rằng sau này khó mà quên được.
Mỗi lần bạn nhớ được một vấn đề là bạn đã đặt thêm một món đồ vào trong óc của bạn. Ở trình độ cao cấp, những chuyên gia không bày bừa lung tung đồ đạc trong óc, mà phải tiến hành xây dựng một tòa cung điện giả lập trong não với đầy đủ các gian phòng để chứa đồ vào đó, và bạn sẽ là người đi dạo trong cung điện để tìm kiếm đồ đạc, được gọi là phương pháp “Cung điện ký ức” (Memory Palace). Phương pháp Cung điện Ký ức được cho rằng đã xuất phát từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, đến nay vẫn được các nhà vô địch trí nhớ đi thi đấu quốc tế sử dụng để có thể nhớ được hơn 1000 chữ số ngẫu nghiên trong vòng nửa tiếng, hoặc nhớ hơn 65000 chữ số sau dấu phảy của số pi. Phương pháp “Cung điện ký ức” từng bước biến bạn thành một quyển bách khoa toàn thư, phức tạp và tốn thời gian hơn một chút nên hôm nay chúng ta tạm thời không bàn đến.
Bạn có tin rằng với phương pháp này, bạn có thể từ chưa biết gì mà sau đó lại đọc được làu làu dòng lịch sử Việt Nam qua các đời từ thời dựng nước cho đến hiện đại, chỉ sau vỏn vẹn… một phút đồng hồ ghi nhớ, và sẽ nhớ mãi mãi? Thậm chí nếu muốn còn đọc vanh vách theo thứ tự tên 18 vị vua Hùng. Đừng nghi ngờ, tôi sắp bày cho bạn ở bên dưới đây.
Phương pháp này được gọi nôm na là “liên tưởng dị thường”, đã được đề cập trong cuốn “I am gifted, so are you!” của Adam Khoo, cũng như được nhiều người thông minh sử dụng. Mấu chốt của phương pháp này chỉ cần bạn liên tưởng vấn đề cần nhớ đến một điều gì đó càng lố bịch, dị hợm, nhảm nhí, hay kinh khủng… thì càng tốt. Như vậy lúc này trí nhớ của bạn đã được giao phó hoàn toàn cho óc tưởng tượng của bạn quản lý. Óc tưởng tượng của bạn càng nhanh thì bạn càng ghi nhớ thần tốc, óc tưởng tượng của bạn càng dị hợm thì bạn càng nhớ dai hơn.
Lấy một ví dụ nhỏ. Bạn học Anh văn, từ vựng “carpet” nghĩa là “tấm thảm”. Nếu khó nhớ, bạn hãy tưởng tượng “car” là xe hơi còn “pet” là con chó cưng của bạn. Bạn có tấm thảm lót trong xe ô tô mà con chó của bạn cứ suốt ngày đái ỉa vào làm cho bạn điên tiết hết cả lên. Như vậy bạn nhớ mãi được rằng “carpet” nghĩa là “tấm thảm”.
Động từ “try” nếu đi với Verb-ing thì nghĩa là “thử”. Còn “try to” thì lại là “cố làm điều gì đó”. Lẫn lộn tùm lum khó nhớ, sao bạn không thử tưởng tượng có một thằng con “TRAI” cố gắng cầm một chai bia “TU” ừng ực để chứng tỏ ta đây là đàn ông. Như vậy bạn nhớ được “try to” nghĩa là “cố gắng”.
Hay học lịch sử, bạn muốn nhớ rằng năm 1939 nổ ra Thế Chiến II, sao bạn không thử nhớ rằng Thế chiến II có “BA nước phát xít bị quân đồng minh luộc CHÍN”, như vậy có phải bạn sẽ mãi nhớ được năm 1939 không?
Muốn nhớ Chu Du thời Tam Quốc sinh năm 175 mất 210? Quá đơn giản! Hãy tưởng tượng có thằng dê xồm đang CHU mồm hôn bạn. Đúng là đồ 35. Vậy Chu Du thọ 35 tuổi. Chữ Du làm bạn liên tưởng tới Du xuân, là mùa xuân năm 75 chiếm đóng Sài Gòn, vậy Chu Du sinh năm 175.
Còn bây giờ, bạn đã chuẩn bị để nhớ được làu làu dòng lịch sử Việt Nam qua các triều đại chỉ sau khi đọc xong vài dòng ngắn dưới đây của tôi? Hãy nhắm mắt tưởng tượng câu chuyện ngắn này:
“Có ông Việt tính tình rất hiền lành chỉ muốn sống AN bình, nhưng suốt ngày cứ bị thằng hàng xóm mất dạy tên Trung quấy nhiễu trộm cắp (bạn nhớ được đầu tiên là vua An Dương Vương và tiếp theo là Thời kỳ Bắc thuộc lần 1). Tết nhất ông nấu mấy cái bánh CHƯNG để ăn, thằng Trung cũng ăn trộm sạch. (tiếp theo là Hai Bà Trưng rồi Thời kỳ Bắc thuộc lần 2). Bị thế thì ông điên máu quá, chạy sang đôi co cãi LÝ với nó, ai dè bị nó tẩn cho ông một trận (Nhà Tiền Lý rồi Thời kỳ Bắc thuộc lần 3). Bị đánh thì ai mà nhịn được, ông choảng lại nó luôn, giành lại được tự chủ trong xóm (Thời kỳ tự chủ). Ông tự chủ rồi thì có thể trồng ngô để ăn (Nhà Ngô). Ăn thì phải rào, ông đóng ĐINH rào lại vườn LÊ ở mặt TIỀN nhà ông để tránh bị thằng Trung mất dạy trộm (Nhà Đinh rồi đến Tiền Lê). Ông rất tự tin về cách quản LÝ của mình nên chủ quan không đề phòng (Nhà Lý). Một hôm ông đang cởi TRẦN tắm HỒ thì bị thằng Trung rình đánh cho một trận. (Nhà Trần, nhà Hồ rồi thời kỳ Bắc thuộc lần 4). Ông đau quá LÊ lết lên núi (sơn) để tìm lá thuốc trị vết thương (Nhà Hậu Lê rồi đến Nhà Tây Sơn). Tìm được rồi thì ông đem về xay NHUYỄN ra uống để trị thương (Nhà Nguyễn). Vết thương tuy lành nhưng cứ đến mùa ĐÔNG trái gió trở trời là lại đau. (Thời kỳ Chiến tranh Đông Dương).”
Như vậy, chỉ sau khoảng một phút, bạn đã nhớ làu làu cả một chuỗi lịch sử Việt Nam, và chắc rằng sau này khó mà quên được.
Mỗi lần bạn nhớ được một vấn đề là bạn đã đặt thêm một món đồ vào trong óc của bạn. Ở trình độ cao cấp, những chuyên gia không bày bừa lung tung đồ đạc trong óc, mà phải tiến hành xây dựng một tòa cung điện giả lập trong não với đầy đủ các gian phòng để chứa đồ vào đó, và bạn sẽ là người đi dạo trong cung điện để tìm kiếm đồ đạc, được gọi là phương pháp “Cung điện ký ức” (Memory Palace). Phương pháp Cung điện Ký ức được cho rằng đã xuất phát từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, đến nay vẫn được các nhà vô địch trí nhớ đi thi đấu quốc tế sử dụng để có thể nhớ được hơn 1000 chữ số ngẫu nghiên trong vòng nửa tiếng, hoặc nhớ hơn 65000 chữ số sau dấu phảy của số pi. Phương pháp “Cung điện ký ức” từng bước biến bạn thành một quyển bách khoa toàn thư, phức tạp và tốn thời gian hơn một chút nên hôm nay chúng ta tạm thời không bàn đến.
Sherlock Holmes used the Mind Palace in his stories. It is also referred to as the Memory Palace. Whether you call it the Mind Palace or the Memory Palace it is one of the most trusted memory techniques of top memory experts around the world. Although it was referenced in Sherlock Holmes books it actually dates back as far as 2500 years ago.
The core of the Mind Palace technique is that you use rooms in your head to store whatever it is that you want to memorize. It is an amazing memory training tool.
For example look around your room right now and number 5 pieces of furniture. Then you have 5 words to memorize: water, dog, sand, paper and cloud. On the first piece of furniture you may imagine water pouring down, a dog barking at the number two piece of furniture, a sand castle on the next, stacks of paper on the next and a cloud covering the 5th one. Then to recall the words you simply go back in your mind an look at each piece of furniture.
This method is known as the Mind Palace or Memory Palace and some have called it the Roman Room (because the Romans were the first to use it).
You can use the Mind Palace to give speeches without notes, memorize lines, memorize schoolwork, memorize chapters of books and just about anything. I used it to set the record for the fastest to memorize a deck of cards in the USA.
Of all my how to memorize techniques the Mind Palace is without question my favorite. I have about 1300 items in my Mind Palace (no not all in my home. I used 30-40 different locations)
So if you are looking for my best memory training tip this is definitely it.