TE DEUM LAUDAMUS

 















030. ENGLISH AMERICAN STYLE_LESSON #30: Name dropping, Name calling, The name of the game.

 


LESSON #30: Name dropping, Name calling, The name of the game.


Huyền Trang xin kính chào quý vị thính giả. Trong bài học thành ngữ hôm nay chúng tôi xin đem đến quý vị 3 thành ngữ thông dụng tại Hoa Kỳ, trong đó mỗi thành ngữ đều có chữ Name, đánh vần là N-A-M-E, nghĩa là tên. 3 thành ngữ đó là Name Dropping, Name Calling và The Name of the Game.
Chúng ta bắt đầu với thành ngữ Name Dropper, gồm có chữ Name mà quý vị vừa nghe, và Dropper rút từ động từ Drop, đánh vần là D-R-O-P, nghĩa là đánh rơi. Thành ngữ Name Dropper dùng để chỉ một người có thói quen lòe người khác bằng cách nêu tên những nhân vật nổi tiếng hay có thế lực mà ông ta nói là ông ta quen biết. Ông ta thường phóng đại và đôi khi bịa đặt ra những vụ quen biết này để cho người khác tin là ông cũng quan trọng, như quý vị nghe trong thí dụ sau đây về một anh chàng tên Harry:
Harry is a real name dropper. He keeps talking about being a good friend of the president. The truth is that he shook hands with him once at a political rally along with 500 other people.
Mọi người phê bình anh Harry như sau: Anh Harry quả thật cứ thấy người sang là bắt quàng làm họ. Anh ta cứ nói rằng anh ta là bạn thân của tổng thống. Sự thật là anh đã bắt tay tổng thống có một lần tại một buổi tụ họp chính trị cùng với 500 người khác.
Có một số từ mới mà chúng ta cần chú ý là President, đánh vần là P-R-E-S-I-D-E-N-T, nghĩa là tổng thống; Truth đánh vần là T-R-U-T-H, nghĩa là sự thật; Shook Hands là thì quá khứ của động từ Shake Hands, đánh vần là S-H-A-K-E và H-A-N-D-S, nghĩa là bắt tay; và Rally, đánh vần là R-A-L-L-Y, nghĩa là buổi tụ họp. Bây giờ ta hãy nghe lại lời bình phẩm anh Harry, và để ý đến cách dùng thành ngữ Name Dropper:
Harry is a real name dropper. He keeps talking about being a good friend of the president. The truth is that he shook hands with him once at a political rally along with 500 other people.
Mỗi khi có vận động tranh cử tại Hoa Kỳ là cử tri có dịp nghe các ứng cử viên nói xấu lẫn nhau hay lăng mạ tên tuổi của nhau. Người Mỹ dùng thành ngữ Name Calling để chỉ hành động bêu xấu tên tuổi của người khác. Và đó là thành ngữ thứ hai trong bài học hôm nay. Name Calling gồm có chữ Name mà quý vị đã biết, và Calling rút từ động từ Call, đánh vần là C-A-L-L, nghĩa là kêu hay gọi. Name Calling là kêu tên người ta ra mà bêu xấu như quý vị nghe ý kiến của một cử tri về một cuộc tranh cử như sau:
There was more name calling in the campaign for senator than I ever heard before. If you believed all the nasty names they called each other, you wouldn’t vote for either one.
Cử tri này đưa ra ý kiến như sau: Có nhiều vụ bêu xấu lẫn nhau trong cuộc tranh cử vào ghế nghị sĩ mà tôi chưa từng nghe thấy từ truớc tới nay. Nếu tin vào những lời lẽ xấu xa mà họ gán cho nhau thì các bạn sẽ không bỏ phiếu cho ai cả.
Ta hãy điểm qua một số chữ mới trong câu này: Campaign, đánh vần là C-A-M-P-A-I-G-N, nghĩa là một cuộc vận động; Senator, đánh vần là S-E-N-A-T-O-R, là nghị sĩ; Believe, đánh vần là B-E-L-I-E-V-E, nghĩa là tin tưởng; Nasty, đánh vần là N-A-S-T-Y, nghĩa là xấu xa; và Vote, đánh vần là V-O-T-E, nghĩa là bỏ phiếu cho một người nào.
Bây giờ ta hãy nghe lại câu tiếng Anh và để ý đến cách dùng thành ngữ Name Calling:
There was more name calling in the campaign for senator than I ever heard before. If you believed all the nasty names they called each other, you wouldn’t vote for either one.
Vào thập niên 1960, một thành ngữ mới đã ra đời và còn được dùng cho đến ngày nay. Đó là The Name of the Game, và đó cũng là thành ngữ cuối cùng trong bài học hôm nay. The Name of The Game gồm chữ Name mà quý vị đã biết rồi, và Game, đánh vần là G-A-M-E, nghĩa là trò chơi. The Name Of The Game nghĩa đen là tên của trò chơi, nhưng nghĩa bóng được dùng để chỉ mục tiêu tối hậu của một công việc. Mục tiêu đó có thể là tiền bạc, quyền hành hay danh tiếng. Trong lãnh vực thể thao, mục tiêu đó là thắng trong cuộc tranh tài. Ta hay nghe một huấn luyện viên khó tánh lần đầu tiên lên tiếng dằn mặt đội cầu thủ bóng bầu dục của ông như sau:
OK, you guys, I tell you right now that winning is the name of the game for this team starting right now. I’m going to be tough on you. Nice guys finish last, and I’m not a nice guy.
Huấn luyện viên này tuyên bố như sau: Này các anh, tôi nói cho các anh biết ngay bây giờ rằng thắng cuộc là mục tiêu tối hậu của đội bóng này ngay giờ phút này. Tôi sẽ rất khó khăn đối với các anh. Những người tử tế thường thường bị thua cho nên tôi không phải là người tử tế.
Xin quývị để ý đến một số chữ mới: Winning, rút từ động từ Win, đánh vần là W-I-N, nghĩa là thắng cuộc; Team, đánh vần là T-E-A-M, nghĩa là đội bóng; Right Now, đánh vần là R-I-G-H-T và N-O-W nghĩa là ngay bây giờ; Tough, đánh vần là T-O-U-G-H, nghĩa là khó khăn, hóc búa; và Nice, đánh vần là N-I-C-E, nghĩa là tử tế, tốt lành. Bây giờ ta hay nghe lại lời tuyên bố cứng rắn của huấn luyện viên trước đội bóng của ông:
OK, you guys, I tell you right now that winning is the name of the game for this team starting right now. I’m going to be tough on you. Nice guys finish last, and I’m not a nice guy.
Thành ngữ The Name of the Game đã chấm dứt bài học số 30 trong chương trình English American Style. Như vậy là hôm nay chúng ta học được 3 thành ngữ mới. Một là Name Dropping, nghĩa là mượn tên người khác để lòe thiên hạ; hai là Name Calling, nghĩa à nêu tên người ta ra để nói xấu; và ba là The Name of the Game, nghĩa là mục tiêu chính yếu của công việc mình làm. Huyền Trang xin kính chào quý vị và xin hẹn gặp lại quý vị trong bài học kế tiếp.


029. ENGLISH AMERICAN STYLE_LESSON #29: Cloud nine, The whole nine yards, Nine day wonder.

 


LESSON #29: Cloud nine, The whole nine yards, Nine day wonder.


Huyền Trang xin kính chào quý vị thính giả. Trong bài học hôm nay chúng tôi xin đem đến quý vị 3 thành ngữ thường dùng trong đời sống hàng ngày ở Hoa Kỳ mà trong mỗi thành ngữ đều có con số 9, tiếng Anh là Nine, đánh vần là N-I-N-E. Đó là Cloud nine, the Whole Nine Yards, và Nine Day Wonder.
Thành ngữ Cloud Nine gồm có chữ Nine như quý vị vừa nghe, và Cloud,đánh vần là C-L-O-U-D, nghĩa là đám mây. Khi người Mỹ dùng thành ngữ Cloud Nine, họ nói rằng quý vị ở trên từng mây thứ 9, tức là nơi mà quý vị được cực kỳ sung sướng, hạnh phúc tràn đầy. Ta hãy nghe thí dụ sau đây:
Have you seen our friend Bob lately? He’s really up on cloud nine. He finally worked up the courage to ask Sally to marry him, and believe it or not, she said Yes! Anh John nói về anh bạn tên Bob như sau: Này, dạo gần đây anh có gặp anh bạn của chúng ta là Bob hay không? Anh Bob rõ ràng là đang cực kỳ sung sướng. Anh ấy cuối cùng đã thu hết can đảm để hỏi cô Sally làm vợ, và bạn có thể tin được hay không. Cô ấy nói cô ấy bằng lòng.
Có một số chữ mới mà chúng tôi giải thích cùng quý vị. Đó là Lately, đánh vần là L-A-T-E-L-Y, có nghĩa là dạo gần đây; Courrage, đánh vần là C-O-U-R-A-G-E, nghĩa là lòng can đảm; Mary, đánh vần là M-A-R-R-Y, nghĩa lă kết hôn; và Believe, đánh vần là B-E-L-I-E-V-E, nghĩa là tin tưởng. Bây giờ ta hãy nghe lại lời bình phẩm về anh Bob và chú ý đến cách dùng thành ngữ Cloud Nine:
Have you seen our friend Bob lately? He’s really up on cloud nine. He finally worked up the courage to ask Sally to marry him, and believe it or not, she said Yes! Thành ngữ thứ nhì có dùng con số 9 là Go the Whole Nine Yards, gồm có 2 chữ chính là Whole, đánh vần là W-H-O-L-E, nghĩa là toàn thể; và Yard, đánh vần là Y-A-R-D, nghĩa là một khoảng cách dài gần một mét. Thành ngữ Go the Whole Nine Yards nghĩa đen là đi suốt 9 mét, nhưng nghĩa bóng là làm một việc gì một cách đầy đủ, không bỏ sót một chi tiết nào. Người ta không biết rõ thành ngữ này xuất xứ từ đâu. Có người nói rằng nó bắt đầu từ môn bóng bầu dục, là nơi mà khi một cầu thủ mang quả bóng sang phía đội bên kia thì khoảng cách này được đo bằng yard. Có nguời lại cho rằng nó phát xuất từ việc trộn xi măng để xây cất, bởi vì một cái máy trộn xi măng mỗi lần thường làm ra được một lượng 9 yards xi măng, và nếu quý vị dùng 9 yards xi măng thì quý vị dùng hết khối lượng đó. Dù sao đi nữa, mời quý vị cùng chúng tôi quay trở lại trường hợp anh Bob vừa kể để xem anh ta làm gì sau khi ngỏ lời cầu hôn với cô Sally, và xem thành ngữ Go the Whole Nine Yards được dùng như thế nào:
I hear for their wedding reception Bob and Sally are going the whole nine yards, the best hotel, the best food and drink, five hundred guests, and an expensive live dance band.
Anh John, bạn của anh Bob nói như sau: Tôi nghe nói rằng trong buổi tiệc cưới anh Bob và cô Sally sẽ làm đầy đủ mọi thứ, tức là sẽ mướn khách sạn tốt nhất, có thức ăn thức uống ngon nhất, có 500 người khách và một ban nhạc đắt tiền để khách khiêu vũ.
Có vài từ mới mà chắc quý chưa quen đó là: Wedding, đánh vần là W-E-D-D-I-N-G, nghĩa là đám cưới; Reception, đánh vần là R-E-C-E-P-T-I-O-N, nghĩa là buổi tiệc; Guest đánh vần là G-U-E-S-T, nghĩa là khách khứa; Expensive, đánh vần là E-X-P-E-N-S-I-V-E nghĩa là đắt tiền; và Band, đánh vần là B-A-N-D nghĩa là ban nhạc. Bây giờ ta hãy nghe lại câu tiếng Anh và để ý đến cách dùng thành ngữ Go the Whole Nine Yards:
I hear for their wedding reception Bob and Sally are going the whole nine yards, the best hotel, the best food and drink, five hundred guests, and an expensive live dance band. Trong giới văn học nghệ thuật, đôi khi ta thấy một nghệ sĩ được báo chí rầm rộ khen ngợi và đề cao. Nhưng chỉ một thời gian rất ngắn sau đó, nghệ sĩ này rơi ngay vào quên lãng, không còn được ai nhắc nhở đến. Người Mỹ dùng thành ngữ Nine Day Wonder để tả những người chỉ nổi tiếng trong một thời gian ngắn ngủi này và đó là thành ngữ cuối cùng trong bài học hôm nay. Nine Day Wonder, trong đó có chữ Wonder, đánh vần là W-O-N-D-E-R, nghĩa là một điều kỳ diệu phi thường nhưng chỉ kéo dài có 9 ngày thôi. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về một ca sĩ nhạc rock nổi tiếng cách đây vài năm nhưng bây giờ không còn ai nhớ đến tên nữa:
What was the name of that guy everybody thought a few years ago would be the next Elvis Presley? A real nine day wonder. He made one great album and nobody ever heard from him again.
Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Anh chàng đó tên gì nhỉ? Cách đây vài năm mọi người tưởng anh ta sẽ trở thành Elvis Presley mới. Thật chỉ là một tài năngsớm nở tối tàn. Anh ta chỉ có được một dĩa nhạc xuất sắc, rồi sau đó không còn ai nghe đến anh ta nữa.
Có vài chữ mới mà chúng ta cần biết đến là: Name, đánh vần là N-A-M-E, nghĩa là tên; Guy, đánh vần là G-U-Y, nghĩa là thanh niên; Album, đánh vần là A-L-B-U-M, nghĩa là dĩa nhạc; và chắc quý vị nào cũng nghe đến tên Elvis Presley, vua nhạc Rock của Mỹ. Bây giờ mời quý vị nghe lại hoàn cảnh kém may mắn của anh chàng ca sĩ không được nổi tiếng như Elvis Presley:
What was the name of that guy everybody thought a few years ago would be the next Elvis Presley? A real nine day wonder. He made one great album and nobody ever heard from him again
Thành ngữ Nine Day Wonder đã chấm dứt bài học số 29 trong chương trình English American Style. Như vậy là hôm nay chúng ta học được 3 thành ngữ mới. Một là Up On Cloud Nine, nghĩa là ở trong tình trạng rất sung sướng; hai là Go the Whole Nine Yards, nghĩa là làm hết một công việc gì; và ba là Nine Day Wonder, nghĩa là một tài năng sớm nở tối tàn. Huyền Trang xin kính chào quý vị và xin hẹn gặp lại quý vị trong bài học kế tiếp.

028. ENGLISH AMERICAN STYLE_LESSON #28: Ghost Rider, Koosh, Snake check.

 


LESSON #28: Ghost Rider, Koosh, Snake check.


Huyền Trang xin kính chào quý vị thính giả. Theo tạp chí Mỹ US News & World Report thì trong năm mới này dân chúng Mỹ sẽ được nghe một số thành ngữ rất thông dụng trong giới các nhà làm luật và giới sinh viên. Chúng tôi xin chọn ra 3 thành ngữ mới để hiến quý vị trong bài học hôm nay. Đó là Ghost Rider, Koosh, và Snake Check.
Tại Hoa Kỳ mỗi khi xảy ra một tai nạn xe cộ người Mỹ có quyền thưa kiện người gây ra tai nạn đòi các hãng bảo hiểm củahọ phải bồi thường thiệt hại. Vì có vấn đề bồi thường bằng tiền bạc này cho nên đôi khi xảy ra những vụ đòi bồi thường một cách gian lận bởi những người ma tờ báo gọi là Ghost Rider.
Và đó là thành ngữ thứ nhất trong bài học hôm nay. Ghost Rider gồm có chữ Ghost, đánh vần là G-H-O-S-T, tức là con ma; và Rider, đánh vần là R-I-D-E-R, tức là hành khách đi trên xe. Như vậy Ghost Rider là một hành khách ma tức là người dối trá nói rằng họ có mặt trên xe hơi, xe buýt hay xe hỏa bị tai nạn, để mong có quyền đòi bồi thường. Ta hãy nghe thí dụ sau đây trong đó một điều tra viên của một hãng bảo hiểm nhận xét về một tai nạn xe hỏa như sau:
After that big train accident the railroad counted only thirty passengers hurt. But after a few days, the toll had doubled. I tell you, half of the claims were from ghost riders! Điều tra viên này đưa ra nhận xét như sau: Sau khi tai nạn xe hỏa lớn đó xảy ra công ty hỏa xa chỉ đếm được có 30 hành khách bị thương. Nhưng chỉ vài ngày sau đó, con số này đã tăng lên gấp đôi. Tôi xin thưa với quý vị rằng phân nửa số người đòi bồi thường này là hành khách ma!
Chúng tôi xin giải thích một số chữ mới là: Train, đánh vần là T-R-A-I-N, nghĩa là xe hỏa; Accident, đánh vần là A-C-C-I-D-E-N-T, nghĩa là tai nạn; Count, đánh vần là C-O-U-N-T, nghĩa là đếm; Passenger, đánh vần là P-A-S-S-E-N-G-E-R, nghĩa là hành khách; Toll, đánh vần là T-O-L-L, là số người bị tai nạn; và Claim, đánh vần là C-L-A-I-M, nghĩa là đòi hỏi. Bây giờ ta hãy nghe lại lời tuyên bố của ông điều tra viên của hãng bảo hiểm, và để ý đến cách dùng thành ngữ Ghost Rider:
After that big train accident the railroad counted only thirty passengers hurt. But after a few days, the toll had doubled. I tell you, half of the claims were from ghost riders!
Trên các khuôn viên đại học, giới sinh viên ngày nay ngoài việc học hành còn phải lo đến vấn đề tìm việc làm nữa. Một thành ngữ khá thông dụng vào lúc này là Koosh nghĩa là từ chối một người đi xin việc. Và đó là thành ngữ thứ hai trong bài học hôm nay. Koosh, đánh vần là K-O-O-S-H, là một trái banh mà sinh viên thường dùng để ném đùa với nhau. Trái banh này có những cái gai làm bằng nhựa mềm để mỗi khi néùm trúng một người nào thì trái banh dính chặt lên quần áo người đó nhưng không gây thương tích. Thành ngữ Koosh được dùng để chỉ bị từ chối nhưng vẫn có hy vọng tìm được việc khác. Trong thí dụ sau đây, ta hãy nghe một sinh viên nói về một người bạn anh ta tên Jerry không được may mắn lắm trong khi tìm việc làm: Jerry’s grades haven’t been too good, you know. Maybe that’s why five companies have already kooshed him when he applied for a job. But he keeps trying. He’s sure there’s a job somewhere. Đại khái sinh viên này nói như sau về anh Jerry: Như các bạn biết số điểm trung bình của anh Jerry không cao lắm. Có lẽ đó là lý do tại sao 5 công ty đã từ chối không nhận anh ta khi anh ta xin việc làm. Tuy nhiên, anh ta vẫn cố gắng. Anh ta tin chắc là có công việc làm ở đâu đó.
Có vài từ mới mà ta cần chú ý: Grade, đánh vần là G-R-A-D-E, nghĩa là điểm số; Maybe, đánh vần là M-A-Y-B-E, nghĩa là có lẽ; Apply, đánh vần là A-P-L-L-Y, thường đi đôi với For, nghĩa là xin như trong trường hợp xin việc làm; Try, đánh vần là T-R-Y, nghĩa là cố gắng, và Sure, đánh vần là S-U-R-E, nghĩa là chắn chắn. Bây giờ ta hãy nghe lại hoàn cảnh kiếm việc khó khăn của anh Jerry và cách dùng thành ngữ Koosh:
Jerry’s grades haven’t been too good, you know. Maybe that’s why five companies have already kooshed him when he applied for a job. But he keeps trying. He’s sure there’s a job somewhere.
Tướng Alexander Haig, giữ chức Đổng lý văn phòng taị Tòa Bạch Ốc dưới thời thổng thống Nixon, là một người rất cẩn thận. Ông đã tạo ra một thành ngữ mới để dùng mỗi khi ông đề cập tới việc xem xét rất cẩn thận một điều gì. Ông dùng thành ngữ Snake Check, và đó là thành ngữ cuối cùng trong bài học hôm nay. Snake Check gồm có chữ Snake, đánh vần là S-N-A-K-E, nghĩa là con rắn, một con vật mà nhiều người Mỹ rất sợ; và Check, đánh vần là C-H-E-C-K, nghĩa là xem xét. Snake Check là xem xét coi có con rắn hay không, tức là xem xét một chương trình hay một kế hoạch rất kỹ lưỡng để xem có điều gì bất ngờ nguy hiểm hoặc xấu hay không. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về cách thức làm việc rất cẩn thận của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa vào lúc này:
With Republicans in control of Congress, both political parties will make a snake check on all new bills before they vote. They'll go over them with a fine tooth comb, every small detail.
Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Với Đảng Cộng hòa giờ đây nắm quyền kiểm soát Quốc hội, cả hai đảng chính trị sẽ xem xét cẩn thận tất cả các dự luật mới trước khi bỏ phiếu. Họ sẽ duyệt xét lại các dự luật này rất cẩn thận và cứu xét từng chi tiết một.
Có một số chữ mới mà chúng ta cần chú ý là: Republican đánh vần là R-E-P-U-B-L-I-C-A-N, nghĩa là Cộng hòa; Control, đánh vần là C-O-N-T-R-O-L, nghĩa là kiểm soát; Congress, đánh vần là C-O-N-G-R-E-S-S, nghĩa là Quốc hội; Party, đánh vần là P-A-R-T-Y, nghĩa là đảng; Bill, đánh vần là B-I-L-L, nghĩa là dự luật; Fine Tooth Comb đánh vần là F-I-N-E T-O-O-T-H và C-O-M-B nghĩa là cái lược bí, ở đây có nghĩa xem xét rất cẩn thận; và Detail, đánh vần là D-E-T-A-I-L nghĩa là chi tiết. Bây giờ mời quý vị nghe lại thí dụ về cách sinh hoạt hiện nay của hai đảng tại Quốc hội Mỹ:
With Republicans in control of Congress, both political parties will make a snake check on all new bills before they vote. They'll go over them with a fine tooth comb, every small detail.
Thành ngữ Snake Check đã chấm dứt bài học số 28 trong chương trình English American Style. Như vậy là hôm nay chúng ta học được 3 thành ngữ mới. Một là Ghost Rider, nghĩa là những người khai gian là hành khách; hai là Koosh, nghĩa là từ chối không cho việc làm; và ba là Snake Check, nghĩa là xem xét một cách rất cẩn thận để đề phòng điều gì không hay. Huyền Trang xin kính chào quý vị và xin hẹn gặp lại quý vị trong bài học kế tiếp.

027. ENGLISH AMERICAN STYLE_LESSON #27: Jump start, Cracker Jack, Up and coming.

 

LESSON #27: Jump start, Cracker Jack, Up and coming.

Huyền Trang xin kính chào quý vị thính giả. Nhân dịp đầu năm mới, báo chí Mỹ đã viết bài tổng kết tình hình hoạt động của giới doanh thương trong năm qua. Báo chí Mỹ đã dùng một số thành ngữ để mô tả các hoạt động này, và chúng tôi xin chọn ra 3 thành ngữ để gửi đến quý vị hôm nay. Đó là Jump Start, Cracker Jack, và Up and Coming. Nhật báo New York Times viết về chuyện một nhà buôn lẻ bị khó khăn về tài chánh đã may mắn được sự trợ giúp khá rộng rãi của một số nhà đầu tư để hồi phục lại. Tờ báo dùng thành ngữ Jump Start để tả sự trợ giúp này. Và đó là thành ngữ thứ nhất trong bài học hôm nay.

Jump Start đánh vần là J-U-M-P và S-T-A-R-T là chữ rất quen thuộc đối với những ai có xe hơi. Đó là khi bình điện trong xe của quý vị bị hết điện và quý vị không thể cho nổ máy được nên phải nhờ một chiếc xe khác dùng dây cáp truyền điện vào xe của qúy vị điện để xe chạy được. Hành động tiếp điện vào bình bằng giây cáp này được gọi là Jump Start. Trong đời sống thường ngày thành ngữ Jump Start được dùng theo nghĩa bóng để chỉ việc tiếp sức về mặt tài chánh cho một cơ sở nào thiếu tiền haysắp bị vỡ nợ. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về ông Jones một nhà doanh thương cần thâm vốn:
AMERICAN VOICE: Jones started a boat building business. He makes fine boats but he started without enough capital and now he needs new investors to give him the jump start he needs to get established.
TEXT:(TRANG): Tình trạng của ông Jones được mô tả như sau: Ông Jones mở một xưởng đóng tàu. Ông ta đóng tàu khá đẹp nhưng lúc khởi đầu ông không đủ vốn liếng. Giờ đây ông cần có các nhà đầu tư mới để tiếp sức cho ông có được một cơ sở vững vàng.
Có một số chữ mới mà chắc quý vị muốn biết là: Boat, đánh vần là B-O-A-T, nghĩa là tàu thuyền; Fine, đánh vần là F-I-N-E, là tốt đẹp; Capital, đánh vần là C-A-P-I-T-A-L, nghĩa là vốn liếng; Investor, đánh vần là I-N-V-E-S-T-O-R, là nhà đầu tư; và Establish, đánh vần là E-S-T-A-B-L-I-S-H, nghĩa là thiết lập hay có cơ sở vững vàng. Bây giờ, mời quý vị nghe lại hoàn cảnh ông Jones và để ý đến cách dùng thành ngữ Jump Start:
AMERICAN VOICE : Jones started a boat building business. He makes fine boats but he started without enough capital and now he needs new investors to give him the jump start he needs to get established. TEXT:(TRANG): Khi bình luận về tình hình doanh thương tại nước Mỹ, một tờ báo ở Washington viết rằng nhữøng người tài giỏi thường thích mở công ty riêng để làm chủ lấy mình chứ không muốn làm công cho người khác. Tờ báo dùng thành ngữ Cracker Jack để gọi những người tài ba lỗi lạc này.
Và đó là thành ngữ thứ nhì trong bài học hôm nay. Cracker Jack đánh vần là C-R-A-C-K-E-R, xuất xứ từ chữ Crack, có nghĩa là một người hết sức tài giỏi khéo léo làm gì cũng được; và Jack, đánh vần là J-A-C-K, là tên đàn ông rất thường dùng của người Mỹ. Cracker Jack dùng để chỉ những người xuất sắc trong một lãnh vực nào đó, như quý vị thấy trong lời khen của một đồng nghiệp khi nói về bạn anh ta tên là John sau đây:
AMERICAN VOICE: John is a cracker jack in the ad business and he’s done well at several top companies. With his experience and creative skills, my guess is he’ll be a multi-millionaire in the next few years! TEXT:(TRANG): Anh chàng đồng nghiệp đã khen ngợi anh John như sau: Anh John là một người có biệt tài trong ngành quảng cáo, và anh ta đã rất thành công tại nhiều công ty lớn. Với kinh nghiệm và tài sáng tạo của anh ta, tôi tiên đoán rằng chỉ trong vài năm nữa anh ta sẽ trở thành một nhà triệu phú.
Có vài từ mới mà chúng ta cần chú ý là: Ad, đánh vần là A-D, rút ngắn từ chữ Advertisement, nghĩa là quảng cáo; Experience, đánh vần là E-X-P-E-R-I-E-N-C-E, nghĩa là kinh nghiệm; Skill, đánh vần là S-K-I-L-L, là xảo năng; và Millionaire, đánh vần là M-I-L-L-I-O-N-A-I-R-E, nghĩa là triệu phú. Bây giờ mời quý vị nghe lại lời khen ngợi về tài năng của anh John. Xin nhắc quý vị chú ý tới cách dùng thành ngữ Cracker Jack:
AMERICAN VOICE : John is a cracker jack in the ad business and he’s done well at several top companies. With his experience and creative skills, my guess is he’ll be a multi-millionaire in the next few years!
TEXT:(TRANG): Một quản trị viên có tài và khôn khéo như anh John vừa kể là một người đang trên đường đi tới thành công. Báo chí Mỹ đã dùng thành ngữ Up and Coming để tả loại người như vậy. Và đó là thành ngữ cuối cùng trong bài học hôm nay. Up and Coming gồm có chữ Up, đánh vần là U-P, nghĩa là đứng dậy hay tiến tới; và Coming rút từ chữ Come, đánh vần là C-O-M-E, có nghĩa là đến. Up and Coming thường dùng để chỉ một người có một tương lai xán lạn, như quý vị nghe lời bình phẩm sau đây của một chủ biên nói về một nhà báo là cô Mary:
AMERICAN VOICE: Have you read Mary’s story in today’s paper? This is the second time in a week her stories made the front page. She’s really an up and coming reporter!
TEXT:(TRANG): Đại khái vị chủ biên nhận xét như sau: Bạn đã đọc bài phóng sự của cô Mary trong báo hôm nay chưa? Đây là lần thứ nhì trong tuần bài viết của cô ta được đăng lên trang nhất. Cô ta quả là một phóng viên có tương lai sáng lạn! Có vài chữ mới mà ta cần chú ý là: Story đánh vần là S-T-O-R-Y là câu chuyện hay bài viết; Paper, đánh vần là P-A-P-E-R, rút từ chữ Newspaper là tờ báo; Front, đánh vần là F-R-O-N-T là trước mặt hay trang đầu của tờ báo; và Reporter, đánh vần là R-E-P-O-R-T-E-R, là phóng viên. Bây giờ ta hãy nghe lại nhận xét của ông chủ biên về cô Mary:
AMERICAN VOICE: Have you read Mary’s story in today’s paper? This is the second time in a week her stories made the front page. She’s really an up and coming reporter!
TEXT:(TRANG): Thành ngữ Up and Coming đã chấm dứt bài học số 27 trong chương trình English American Style. Như vậy là hôm nay chúng ta học được 3 thành ngữ mới. Một là Jump Start, nghĩa là tiếp sức cho một nguời hay một công ty, thường là bằng tiền bạc; hai là Cracker Jack, là một người tài ba lỗi lạc; và ba là Up and Coming, nghĩa là trên đường đến chỗ thành công. Huyền Trang xin kính chào quý vị và xin hẹn gặp lại quý vị trong bài học kế tiếp.

026. ENGLISH AMERICAN STYLE_Lesson # 26: Gimmick, Scope out, Elbow room.

 


Lesson # 26: Gimmick, Scope out, Elbow room.


Huyền Trang xin kính chào quý vị thính giả. Trong lễ giáng sinh vừa qua báo chí Mỹ đã đăng một câu chuyện khá ngộ nghĩnh vệ một số người ở vùng thủ đô Washington đã đi máy bay gần 1,500 kilomet tới miền Trung Tây nước Mỹ để đi mua sắm suốt một ngày tại khu thương mại lớn nhất Hoa Kỳ có tên la The Mall of America rồi lại bay về nhà vào buổi tối cùng ngày. Chúng tôi xin chọn 3 thành ngữ mà báo chí Mỹ thường dùng nhất để nói về vụ này. Đó là Gimmick, Scope Out, và Elbow Room.

Trong lễ giáng sinh vừa rồi, một hãng máy bay đã dùng một mánh lới quảng cáo những chuyến bay khứ hồi rất rẻ tiền để chở khách hàng tới thành phố Minneapolis, trong bang Minnesota, để cho họ mua sắm ngay tại khu thương mại lớn nhất nước Mỹ, rồi đưa họ trở về nhà ngay tối hôm đó. Báo chí đã dùng chữ Gimmick để tả mánh lới này. Và đó là thành ngữ thứ nhất trong bài học hôm nay. Gimmick, đánh vần là G-I-M-M-I-C-K, là một thứ dụng cụ được dấu kín ở dưới mặt bàn của sòng bài roulette mà người chủ dùng để ăn gian khách đánh bạc bằng cách điều khiển cho quả banh roulette ngừng vào bất cứ con số nào mà ông ta muốn.

Ngày nay Gimmick chỉ có nghĩa là một mánh lới để lôi cuốn khách hàng tiêu tiền hay mua sắm. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về một ông giám đốc hãng hàng không nói về mánh lới thu hút hành khách của ông:

AMERICAN VOICE: What started out last year as a gimmick by our airline to fill empty seats on slow days has turned into a surprisingly popular holiday program. The bargain fare we offered brought thousands of shoppers to the Mall of America. TEXT:(TRANG): Đại khái ông giám đốc này cho biết ý kiến như sau: Điều mà năm ngoái bắt đầu như là một mánh lới của hãng hàng không của chúng tôi để điền thêm hành khách vào các ghế trống trên máy bay trong những lúc vắng khách đã biến thành một chương trình nghỉ lễ được ưa chuộng một cách khá ngạc nhiên. Giá vé máy bay rẻ tiền mà chúng tôi cung cấp đã đưa hàng ngàn khách mua sắm tới khu thương mại Mall of America.

Có một số từ mới mà chúng ta cần chú ý là: Start, đánh vần là S-T-A-R-T, có nghĩa là khởi đầu; “Fill, đánh vần là F-I-L-L, là lấp đầy; “Slow, đánh vần là S-L-O-W, có nghĩa là chậm chạp hay ít khách; “Popular, đánh vần là P-O-P-U-L-A-R, nghĩa là được ưa thích; “Bargain, đánh vần là B-A-R-G-A-I-N, nghĩa là giá rẻ; và “Shopper, đánh vần là S-H-O-P-P-E-R, là khách mua sắm. Bây giờ ta hãy nghe lại ý kiến của ông giám đốc hãng hàng không về chương trình bán vé với giá rẻ để lôi cuốn khách hàng:

AMERICAN VOICE : What started out last year as a gimmick by our airline to fill empty seats on slow days has turned into a surprisingly popular holiday program. The bargain fare we offered brought thousands of shoppers to the Mall of America. TEXT:(TRANG): Khu thương mại Mall of America gồm có hàng trăm cửa tiệm, khách sạn và rạp chiếu bóng. Ngoài ra nó còn có cả một công viên giải trí cho người lớn lẫn trẻ con ngắm cảnh và dự các trò chơi. Thật là lạ lùng khi có nhiều khách mua sắm nói rằng họ đáp máy bay đến khu thương mại này chỉ để thăm dò giá cả và mua hàng rẻ mà thôi.

Họ dùng thành ngữ Scope Out để chỉ hành động thăm dò này. Và đó là thành ngữ thứ nhì trong bài học hôm nay. Scope, đánh vần là S-C-O-P-E, xuất xứ từ chữ Telescope, có nghĩa là viễn vọng kính để nhìn những vật ở đàng xa, hay là ống nhòm mà quân đội dùng để dò xét vị trí của kẻ thù. Ở đây thành ngữ Scope Out có nghĩa là tìm xem chỗ nào bán hàng rẻ. Ta hãy nghe một người đi mua sắm nói về chuyến bay tới khu thương mại Mall of America.

AMERICAN VOICE: Well, you might say we are being extravagant in flying to the biggest shopping mall in America. But Tom and I really scoped the mall out. We checked the prices of all the items on our gift list and got them at real bargain prices TEXT:(TRANG): Người khách này tuyên bố như sau: Có lẽ bạn cho là chúng tôi quá phung phí khi chúng tôi đáp máy bay tới khu thương mại lớn nhất nước Mỹ để mua sắm. Nhưng anh Tom và tôi thật ra đã đi lùng giá cả trong khu chợ. Chúng tôi dò xét giá của mọi thứ mà chúng tôi biên trên danh sách các món quà giáng sinh mà chúng tôi cần mua, và chúng tôi đã mua được mọi thứ với giá hết sức rẻ.

Chắc quý vị cũng thấy có vài chữ mới mà chúng ta cần chú ý là: Extravagant, đánh vần là E-X-T-R-A-V-A-G-A-N-T, nghĩa là phung phí hay ngông cuồng; Check, đánh vần là C-H-E-C-K, nghĩa là xem xét; Item, đánh vần là I-T-E-M, nghĩa là món hàng; và Gift, đánh vần là G-I-F-T, có nghĩa là quà cáp, một món rất được ưa chuộng trong ngày lễ giáng sinh. Bây giờ ta hãy nghe lại câu tiếng Anh trong đó có thành ngữ Scope Out:

AMERICAN VOICE : Well, you might say we are being extravagant in flying to the biggest shopping mall in America. But Tom and I really scoped the mall out. We checked the prices of all the items on our gift list and got them at real bargain prices

TEXT:(TRANG): Nhật báo Washington Post viết rằng sau một ngày dài mua sắm tại khu thương mại Mall of America, mọi người đều hân hoan nghỉ ngơi thoải mái trên chuyến bay trở về nhà. Tờ báo dùng thành ngữ Elbow Room để chỉ chỗ ngồi thoải mái trên máy bay.

Và đó là thành ngữ cuối cùng trong bài học hôm nay. Elbow, đánh vần là E-L-B-O-W, nghĩa là cùi chỏ hay khuỷu tay; và Room là chỗ trống. Elbow Room là có đủ chỗ để duỗi khuỷu tay ra hai bên, tức là có đủ chỗ đi đứng một cách thoải mái. Trong thí dụ sau đây, ta hãy nghe lời than phiền của một người khách được mời đến dự tiệc quá đông của bạn anh ta là John:

AMERICAN VOICE: Just look at that crowd! There’s scarcely enough elbow room to move around. John’s parties are great, but I certainly wish he wouldn’t invite so many guests.

TEXT:(TRANG): Đại khái anh chàng này than phiền như sau: Các bạn hãy nhìn đám đông này xem! Hầu như không còn chỗ để đi lại nữa. Các buổi tiệc anh John rất hấp dẫn nhưng chắc chắn tôi ước rằng anh ta đã không mời nhiều người khách đến thế.

Xin quý vị để ý đến một vài từ mới như sau: Crowd, đánh vần là C-R-O-W-D, nghĩa là đám đông; Scarcely, đánh vần là S-C-A-R-C-E-L-Y, nghĩa là rất ít như không có; Party, đánh vần là P-A-R-T-Y, nghĩa là bữa tiệc hay buổi liên hoan; Wish, đánh vần là W-I-S-H, nghĩa à mong ước; Invite đánh vần là I-N-V-I-T-E, nghĩa là mời, và Guest đánh vần là G-U-E-S-T, nghĩa à khách khứa.

Bây giờ, ta hãy nghe lại lời than phiền của ông khách về một buổi tiệc quá đông người, và cách dùng thành ngữ Elbow Room:

AMERICAN VOICE: Just look at that crowd! There’s scarcely enough elbow room to move around. John’s parties are great, but I certainly wish he wouldn’t invite so many guests.

TEXT:(TRANG): Thành ngữ Elbow Room đã chấm dứt bài học số 26 trong chương trình English American Style. Như vậy là hôm nay chúng ta học được 3 thành ngữ mới. Một là Gimmick nghĩa là mánh lới để lôi cuốn khách hàng; hai là Scope Out nghĩa là dò xét giá cả các món hàng; và ba là Elbow Room nghĩa là chỗ đi lại thoải mái. Huyền Trang xin kính chào quý vị và xin hẹn gặp lại quý vị trong bài học kế tiếp.

025. ENGLISH AMERICAN STYLE_LESSON #25: Peanut gallery, Give no quarter, Draw the line.

 


LESSON #25: Peanut gallery, Give no quarter, Draw the line.


Huyền Trang xin kính chào quý vị thính giả. Sau cuộc đại thắng của Đảng Cộng hòa vào tháng 11 vừa qua, Tổng thống Clinton đã lên tiếng bênh vực cho các mục tiêu của đảng ông trong một bài diễn văn đọc trước một nhóm đảng viên Dân chủ ôn hòa. Báo chí Mỹ đã dùng một số thành ngữ để tường thuật về buổi nói chuyện này, và chúng tôi xin chọn 3 thành ngữ chính để giới thiệu với quý vị hôm nay. Đó là Peanut Gallery, Give No Quarter, và Draw the Line. Nhật báo Washington Post viết rằng Tổng thống Clinton hối thúc Đảng Dân chủ hãy cùng ông bước vào đấu trường chính trị chứ đừng ngồi bên lề để làm khách bàng quan. Tờ báo dùng thành ngữ Peanut Gallery để tả hành động ngồi bên lề này. Và đó là thành ngữ thứ nhất trong bài học hôm nay. Peanut Gallery gồm có chữ Peanut đánh vần là P-E-A-N-U-T, có nghĩa là đậu phộng, tiếng Bắc gọi là lạc. Nó còn cùng để chỉ điều gì nhỏ nhoi hay không quan trọng. Gallery đánh vần là G-A-L-L-E-R-Y có nghĩa là chỗ ngồi rẻ tiền xa sân khấu trong rạp hát. Peanut Gallery là nơi ở xa các hoạt động hay một nơi tầm thường, không quan trọng. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về một nhà đạo diễn phim nói về cuốn phim màông sắp làm:
AMERICAN VOICE: This time I’m making a film because I like the script and it says something serious about life. It may not be popular up in the peanut gallery, but I’m not going to let the folks up there tell me what kind of picture I should make. TEXT: (TRANG): Nhà đạo diễn tuyên bố như sau: Lần này tôi làm phim bởi vì tôi thích kịch bản này, vàø vì nó nói lên một cái gì sâu sắc về đời sống. Có thể cuốn phim này không được giơiù tầm thường ưa chuộng, song tôi sẽ không để cho những người đó bảo tôi phải làm loại phim như thế nào.

Có một số từ mới mà chúng ta cần chú ý như sau: Script, đánh vần là S-C-R-I-P-T, nghĩa là kịch bản; Popular, đánh vần là P-O-P-U-L-A-R, nghĩa là được ưa chuộng; Folks, đánh vần là F-O-L-K-S, có nghĩa là nhóm người; và Picture, đánh vần là P-I-C-T-U-R-E, nghĩa là phim ảnh.

Bây giờ ta hãy nghe lại lời phát biểu ý kiến của nhà đạo diễn về vấn đề làm phim, và để ý đến cách dùng thành ngữ Peanut Gallery:

AMERICAN VOICE: This time I’m making a film because I like the script and it says something serious about life. It may not be popular up in the peanut gallery, but I’m not going to let the folks up there tell me what kind of picture I should make. TEXT: (TRANG): Trong bài diễn văn, Tổng thống Clinton không chấp nhận ý kiến cho rằng ông đã gây ra sự thua bại của đảng ông trong cuộc bầu cử quốc hội. Ông cũng tỏ ra không dung tha những người chỉ trích ông. Một nhật báo dùng thành ngữ Give No Quarter để chỉ hành động thiếu khoan dung này. Và đó là thành ngữ thứ nhì trong bài học hôm nay.

Give No Quarter, xuất xứ từ giớiù quân đội, gồm có chữ Give, đánh vần là G-I-V-E, có nghĩa là cho; No, đánh vần là N-O, nghĩa là không; và Quarter, đánh vần là Q-U-A-R-T-E-R, có nghĩa là nơi trú ngụ. Khi một sĩ quan ra lịnh cho lính của ông đừng tìm chỗ trú ngụ cho tù binh tức là ông muốn giết các tù binh này. Thành ngữ Give No Quarter giờ đây có nghĩa là không khoan hồng đối với địch thủ, hay những người chỉ trích mình. Mời quý vị nhận xét sau đây lời của một chính trị gia ở Washington than phiền về những nỗi cay đắng của nghề làm chính trị ở Hoa Kỳ:

AMERICAN VOICE: Politics is a tough business! The winners usually give no quarter to the losers. Look at how the people who have worked for losing officials are kicked out on the street without work.

TEXT: (TRANG): Chính trị gia này nhận xét như sau: Chính trị là một nghề hết sức bạc bẽo! Những người thắng cuộc thường không dung tha những người thua cuộc. Bạn hãy nhìn xem những người từng làm việc cho các viên chức bị thất cử giờ đây bị tống ra đường như thế nào, mà lại không có việc làm.

Có vài từ mới mà chắc quí vị muốn biết là: Politics, đánh vần là P-O-L-I-T-I-C-S, nghĩa là chính trị; Winner, đánh vần là W-I-N-N-E-R, là người thắng; và dĩ nhiên Loser, đánh vần là L-O-S-E-R, nghĩa là người bại; và Kick Out, đánh vần là K-I-C-K và O-U-T, nghĩa là đá ra ngoài đường. Bây giờ ta hãy nghe lại câu than phiền của chính trị gia này, trong đó có thành ngữ Give No Quarter:

AMERICAN VOICE: Politics is a tough business! The winners usually give no quarter to the losers. Look at how the people who have worked for losing officials are kicked out on the street without work.

TEXT: (TRANG): Nhật báo USA Today viết rằng Tổng thống Clinton nói rõ rằng ông sẽ không nhượng bộ, và ông dự định vạch một lằn ranh để không cho phe đối lập bước ngang qua. Nhật báo USA Today đã dùng thành ngữ Draw the Line để chỉ hành động ấn định một giới hạn này. Và đó là thành ngữ cuối cùng trong bài học hôm nay. Draw the Line gồm có chữ Draw, đánh vần là D-R-A-W, nghĩa là vẽ hay vạch ra; và Line, đánh vần là L-I-N-E, nghĩa là một đường. Draw the Line là vạch ra một đường hay ấn định một giới hạn để không cho người khác vượt qua. Thành ngữ này xuất xứ từ vùng thôn quê ngày xưa khi người ta phải vạch ra một lằn ranh trên đường ruộng để biết đâu là ranh giới đất đai. Trong thí dụ sau đây, ta sẽ nghe một chính trị gia đưa ra lập trường cứng rắn của ông ta:

AMERICAN VOICE: I really don’t care about money or power. But I feel we have to draw the line somewhere to let the members of the other party know that this is how far they can go and no further.

TEXT:(TRANG): Chính trị gia này tuyên bố như sau: tôi thực sự không màng đến tiền bạc hay quyền hành. Nhưng tôi cho rằng chúng ta phải đặt ra một giới hạn nào đó để cho những người trong đảng kia biết rằng họ chỉ có thể đi tới đó thôi chứ không thể đi xa hơn nữa.

Có vài chữ mới mà chúng ta cần chú ý là: Care, đánh vần là C-A-R-E, là quan tâm hay để ý tới; Money, đánh vần là M-O-N-E-Y, là tiền bạc; Power, đánh vần là P-O-W-E-R, là quyền hành hay thế lực; Member, đánh vần là M-E-M-B-E-R, là thành viên; Party, đánh vần là P- A-R-T-Y, nghĩa là đảng; và Further đánh vần là F-U-R-T-H-E-R, nghĩa là xa hơn nữa. Bây giờ mời quý vị nghe lại lập trường cứng rắn của chính trị gia vừa kể, và cách dùng thành ngữ Draw the Line:

AMERICAN VOICE: I really don’t care about money or power. But I feel we have to draw the line somewhere to let the members of the other party know that this is how far they can go and no further.

TEXT:(TRANG): Thành ngữ Draw the Line đã chấm dứt bài học số 25 trong chương trình English American Style. Như vậy là hôm nay chúng ta học được 3 thành ngữ mới. Một là Peanut Gallery, là một nơi không đáng kể; hai là Give No Quarter, là không dung thứ; và ba là Draw the Line, là ấn định một giới hạn không cho nguời khác vượt qua. Huyền Trang xin kính chào quý vị và xin hẹn gặp lại quý vị trong bài học kế tiếp.

024. ENGLISH AMERICAN STYLE_LESSON #24: Across the board, Raise a red flag, At the drop of a hat.

 


LESSON #24: Across the board, Raise a red flag, At the drop of a hat.


Huyền Trang xin kính chào quý vị thính giả. Vào đầu năm tới, giá tem thư tại Hoa Kỳ sẽ tăng lên và báo chí Mỹ đã bình luận nhiều về vụ tăng giá mà sẽ ảnh hưởng đến mọi người dân Mỹ. Trong bài học hôm nay chúng tôi xin chọn 3 thành ngữ mà báo chí thường dùng để nói về vụ tăng giá này. Đó là Across the Board, Raise a Red Flag, và At the Drop of A Hat.
Sau ngày mồng 1 tháng giêng năm 1995, tiền tem để gửi một bức thư hạng nhất sẽ tăng từ 29 xu lên đến 32 xu. Nhật báo Washington Post viết rằng Ủy ban cước phí bưu điện đãchấp thuận loại tem 32 xu nhưng bác bỏ việc tăng giá cước phí để gửi tất cả mọi sách báo, bưu kiện, hay tài liệu quảng cáo. Tờ báo dùng dùng thành ngữ Across the Board để nói về đủ mọi thứ loại. Trong một bài học trước đây chúng tôi đã có lần đem đến quý vị thành ngữ Across the Board, nhưng chúng tôi xin nhắc lại hôm nay để quý vị có dịp ôn lại. Across the Board gồm có từ Across, đánh vần là A-C-R-O-S-S, nghĩa là ngang qua hay suốt; và Board, đánh vần là B-O-A-R-D, có nghĩa là tấm bảng. Thành ngữ Across the Board xuất xứ từ môn đua ngựa, nơi mà người ta có một tấm bảng để ghi tên 3 con ngựa về nhất, nhì, và ba. Nếu quý vị muốn chắc ăn thì đánh cá cả 3 con, tức là đánh cá Across the Board. Vì thế thành ngữ này có nghĩa là tất cả mọi thứ loại, không có trường hợp ngoại lệ. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về ý kiến của một công chức làm việc ỡ thủ đô Washington:

AMERICAN VOICE: Coming this new year, all federal employees in Wshington will receive an across the board locality pay adjustment of a small percentage. It's not much, but I guess it's better than nothing.

TEXT: (TRANG): Công chức này đưa ra ý kiến sau đây: Vào đầu năm tới này, tất cả các công chức của chính phủ liên bang ở Washington sẽ nhận được một số tiền phụ cấp khu vực, tuy không nhiều, nhưng tôi cho là còn khá hơn là không có gì cả.

Có một số từ mới mà chúng ta cần chú ý. Đó là Federal, đánh vần là F-E-D-E-R-A-L, có nghĩa là liên bang; Employee, đánh vần là E-M-P-L-O-Y-E-E, có nghĩa là nhân viên; Locality, đánh vần là L-O-C-A-L-I-T-Y, có nghĩa là khu vực; Adjustment, đánh vần là A-D-J-U-S-T-M-E-N-T, có nghĩa là điều chỉnh; và Percentage, đánh vần là P-E-R-C-E-N-T-A-GE, có nghĩa là tỷ lệ hay phần trăm. Bây giờ ta hãy cùng nghe lại câu tiếng Anh trong đó có thành ngữ Across the Board.

AMERICAN VOICE: Coming this new year, all federal employees in Wshington will receive an across the board locality pay adjustment of a small percentage. It's not much, but I guess it's better than nothing.

TEXT: (TRANG): Một tờ báo viết rằng trong một cuộc điều trần mới đây trong vấn đề tăng cước phí, khi một nghị sĩ Mỹ nêu ý kiến biến sở bưu điện thành một hãng tư, ông ấy đã làm cho các lãnh tụ nghiệp đoàn công nhân bưu điện lên tiếng báo động về mối nguy này. Tờ báo dùng thành ngữ Raise a Red Flag để tả hành động báo nguy này. Và đó là thành ngữ thứ nhì trong bài học hôm nay. Raise a Red Flag gồm có chữ Raise, đánh vần là R-A-I-S-E, có nghĩa là đưa lên cao hay là vẫy; Red, đánh vần là R-E-D, có nghĩa là màu đỏ; và Flag, đánh vần là F-L-A-G, có nghĩa là lá cờ.

Raise a Red Flag, nghĩa đen là vẫy một lá cờ đỏ, xuất xứ từ ngành hỏa xa cách đây 150 năm. Vào lúc đó vì chưa có đèn điện và máy đóng cổng tự động cho nên tại mỗi cổng xe lửa, người gác cổng phải cầm một lá cờ đỏ vẫy lên vẫy xuống để báo hiệu cho khách đi bộ hay đi xe ngựa biết mỗi khi sắp có xe lửa chạy qua. Thành ngữ này giờ đây có nghĩa là báo động về mối nguy sắp tới. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về vấn đề tiền hồi hưu và giới người già.

AMERICAN VOICE: When politicians start talking about cutting back on social security benefits or health insurance, this raises a red flag for old voters who flood Congress and the White House with angry letters of protest.

TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Khi các chính trị gia bắt đầu bàn về việc cắt giảm tiền an sinh xã hội hay bảo hiểm sức khỏe, đó là một lời báo động đối với những cử tri lớn tuổi, và họ gửi những bức thư phản kháng giận dữ đến tràn ngập Quốc hội và Toà Bạch Ốc.

Xin quý vị để ý đến những từ mới như sau: Politician đánh vần là P-O-L-I-T-I-C-I-A-N, có nghĩa là chính trị gia; Voter, đánh vần là V-O-T-E-R, nghĩa là cử tri; Flood, đánh vần là F-L-O-O-D, có nghĩa là tràn ngập; Congress, đánh vần là C-O-N-G-R-E-S-S, có nghĩa là Quốc hội; và Protest, đánh vần là P-R-O-T-E-S-T, có nghĩa là phản kháng. Bây giờ mời quý vị cùng nghe lại câu tiếng Anh với thành ngữ Raise a Red Flag.

AMERICAN VOICE: When politicians start talking about cutting back on social security benefits or health insurance, this raises a red flag for old voters who flood the Congress and White House with angry letters of protest

TEXT: (TRANG): Cũng tại cuộc điều trần vừa kể, một nghị sĩ khác nói rằng sở bưu điện là nơi mà nhân viên làm việc giỏi ít khi được khen thưởng, nhưng mỗi khi làm sai thì lại bị chỉ trích ngay lập tức. Nghị sĩ này dùng thành ngữ At the Drop of a Hat để tả hành động tức khắc này. Và đó là thành ngữ cuối cùng trong bài học hôm nay. At the Drop of a Hat gồm có chữ Drop, đánh vần là D-R-O-P, có nghĩa là thả rơi xuống; và Hat, đánh vần là H-A-T, có nghĩa là cái nón.

Thành ngữ này xuất xứ từ những vụ tranh tài thể thao vào thời có các chàng chăn bò miền Tây nước Mỹ. Họ thường ném chiếc nón xuống đất để khởi đầu một trận đấu. Bây giờ thành ngữ này có nghĩa là ngay tức khắc, không chần chờ gì hết. Mời quý vị nghe thí dụ sau đây về một anh chàng có tính tốt tên Gene:

AMERICAN VOICE: Gene never hesitates to help anybody in trouble. Once when a car ahead of him ran off the road, hit a tree and burst into flames, he jumped out of his car at the drop of a hat and pulled the driver out of the wreck.

TEXT:(TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Anh Gene không bao giờ ngần ngại trong việc giúp đỡ người bị hoạn nạn. Có lần khi một chiếc xe phía trước anh chạy lên lề đường, đụng phải một cái cây và bốc cháy, anh đã tức khắc nhảy ra khỏi xe anh và lôi người lái xe kia ra khỏi chiếc xe bị nạn.

Có vài chữ mới mà chúng ta cần chú ý là: Hesitate, đánh vần là H-E-S-I-T-A-T-E, nghĩa là do dự hay ngần ngại; Trouble, đánh vần là T-R-O-U-B-L-E, có nghĩa là khó khăn, hoạn nạn; Flame, đánh vần là F-L-A-M-E, có nghĩa là ngọn lửa; Pull, đánh vần là P-U-L-L, có nghĩa là lôi kéo; và Wreck, đánh vần là W-R-E-C-K, là một vật bị đổ nát vì tai nạn. Bây giờ ta hãy nghe lại câu tiếng Anh và chú ý đến cách dùng thành ngữ At the Drop of a Hat:

AMERICAN VOICE: Gene never hesitates to help anybody in trouble. Once when a car ahead of him ran off the road, hit a tree and burst into flames, he jumped out of his car at the drop of a hat and pulled the driver out of the wreck.

TEXT:(TRANG): Thành ngữ At the Drop of a Hat đã chấm dứt bài học số 24 trong chương trình English American Style. Như vậy là hôm nay chúng ta học được 3 thành ngữ mới. Một là Across the Board nghĩa là đủ mọi thành phần; hai là Raise a Red Flag, nghĩa là báo động về một nỗi nguy sắp xảy ra; và ba là At the Drop of a Hat, nghĩa là ngay tức khắc, không chần chờ gì hết. Huyền Trang xin kính chào quý vị thính giả và xin hẹn gặp lại quý vị trong bài học kế tiếp.

MỪNG CHÚA PHỤC SINH 2021_Laudate Dominum De Caelis


Laudate Dominum, laudate Dominum, omnes, gentes! alleluia!
Laudate Dominum, laudate Dominum, omnes, gentes! alleluia!

Sing, praise, and bless the Lord, peoples! nations! Alleluia!
Sing, praise, and bless the Lord, peoples! nations! Alleluia!

TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT_HOÀNG OANH




 

023. ENGLISH AMERICAN STYLE_LESSON #23: Go bananas, Start off on the wrong foot, Sleeping point.

 


LESSON #23: Go bananas, Start off on the wrong foot, Sleeping point.

Huyền Trang xin kính chào quý vị thính giả. Đối với nhiều người, những tin tức về thương mại thường bị coi là buồn chán, nhưng các nhà báo có tài thường tìm cách dùng những thành ngữ hấp dẫn để lôi cuốn người đọc. Trong bài học hôm nay, chúng tôi xin đem đến quí vị 3 thành ngữ được báo chí Mỹ dùng để tả những thay đổi trên thị trường chứng khoán ở Wall Street. Đó là Go Bananas, Start Off on the Wrong Foot, và Sleeping Point.
Khi thị trường chứng khoán ở Wall Street lên xuống một cách bất thường hồi gần đây, một kinh tế gia nói với một nhật báo ở Washington rằng mọi thứ đều đảo lộn. Và kinh tế gia này đã dùng thành ngữ Go Bananas để tả tình trạng hỗn loạn trên thị trường. Trong một bài học trước đây, chúng tôi đã có lần đem đến quý vị thành ngữ Go Bananas nhưng chúng tôi xin nhắc lại một lần nữa hôm nay để quý vị có dịp ôn lại. Go Bananas gồm có chữ Go, đánh vần là G-O, và Bananas, đánh vần là B-A- N-A-N-A-S, nghĩa là trái chuối. Người tây phương quan nhiệm rằng không có con vật nào thích ăn chuối bằng con khỉ. Vì thế khi khỉ trong thấy nải chuối nó bị xúc động và nhảy nhót lung tung. Tình trạng này đôi khi cũng thường được dùng để tả những bậc cha mẹ bị điên đầu vì các con trong lứa tuổi vị thành niên. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về một ông bố bình phẩm về cô con gái tên Laura năm nay 15 tuổi:
AMERICAN VOICE: Laura has dyed her hair purple, has a nose ring, and spends most of her time listening to loud music. I tell you that kid is driving us bananas. I can’t wait for her to grow up.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Con gái tôi là Laura nhuộm tóc thành màu tím, đeo hoa tai ở mũi, và dành phần lớn thì giờ để nghe nhạc kích động. Tôi xin thưa với cacù bạn là cô gái tôi đang làm chúng tôi phát điên lên được. Tôi chỉ mong cho con tôi trưởng thành nhanh lên.
Có vài từ mới mà chắc quý vị muốn biết qua như: Dye, đánh vần là D-Y-E, nghĩa là nhuộm; Purple, đánh vần là P-U-R-P-L-E, nghĩa là màu tím; Ring, đánh vần là R-I-N-G, nghĩa là cái nhẫn để mang vào ngón tay hay hoa tai để đeo vào lỗ mũi; Kid, đánh vần là K-I-D, là con nhỏ; và Grow Up, đánh vần là G-R-O-W và U-P, nghĩa là lớn lên hay trưởng thành. Bây giờ mời quý vị nghe lại câu tiếng Anh và cách dùng thành ngữ Go Bananas:
AMERICAN VOICE: Laura has dyed her hair purple, has a nose ring, and spends most of her time listening to loud music. I tell you that kid is driving us bananas. I can’t wait for her to grow up.
TEXT: (TRANG): Một kinh tế gia theo dõi vụ sụt giá quá nhanh trên thị trường chứng khoán đưa ra nhận xét như sau: Những vụ mua bán cổ phần đã khởi đầu một cách xui xẻo. Kinh tế gia dùng thành ngữ Start Off on the Wrong Foot để tả hành độïng này. Và đó là thành ngữ thứ hai trong bài học hôm nay. Nó gồm có chữ Start Off, đánh vần là S-T-A-R-T và O-F-F, nghĩa là bắt đầu hay khởi sự; Wrong đánh vần là W-R-O-N-G nghĩa là sai lạc; và Foot đánh vần là F-O-O-T nghĩa là cái chân.
Người Tây phương tin dị đoan rằng buổi sáng khi thức dậy nếu quý vị bước xuống giường bằng chân phải, tức là chân đúng, thì cả ngày hôm đó sẽ tốt đẹp, còn bước đầu mà dùng chân trái, tức là chân sai, thì sẽ bị xui xẻo trọn ngày. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về một nhân viên bị xui xẻo như thế nào trong ngày đầu tiên đi làm việc:
AMERICAN VOICE: I sure started off on the wrong foot my first day at work. I was an hour late. What’s more, I bumped into someone in the hall and spilled his cofee. Guess who it was? Yes, my boss!
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Rõ ràng là tôi bị xui xẻo ngay ngày đầu đi làm việc. Tôi đi trễ một tiếng đồng hồ. Thêm vào đó, tôi đụng phải một người ở ngoài hành lang và làm đổ cà phê của ông ta. Bạn có đoán được người đó là ai không? Đúng rồi, đó là ông xếp của tôi.
Có vài từ mới mà chúng ta cần chú ý như sau: Sure, đánh vần là S-U-R-E, nghĩa là chắc chắn hay rõ ràng; Bump, đánh vần là B-U-M-P, nghĩa là đụng vào một cái gì; Hall, đánh vần là H-A-L-L, nghĩa là hành lang; Spill, đánh vần là S-P-I-L-L, nghĩa là làm đổ; và Boss, đánh vần là B-O-S-S, nghĩa là ông xếp hay ông chủ.
Bây giờ mời quý vị nghe lại câu tiếng Anh trong đó có thành ngữ Start Off on the Wrong Foot:
AMERICAN VOICE: I sure started off on the wrong foot my first day at work. I was an hour late. What’s more, I bumped into someone in the hall and spilled his cofee. Guess who it was? Yes, my boss!
TEXT: (TRANG): Cách đây 40 năm, một chuyên gia đầu tư nổi tiếng là ông Bernard Baruch đã khuyên các nhà đầu tư rằng khi thị trường chứng khoán sụt xuống một cách nhanh chóng thì họ phải tìm cách bán tháo các cổ phần của họ ở một điểm khiến cho họ có thể ngủ ngon mà không lo mất hết tiền. Và ông Baruch đã dùng thành ngữ Sleeping Pointđể chỉ thời điểm này. Và đó là thành ngữ cuối cùng trong bài học hôm nay. Sleeping Point gồm co chữ Sleeping, đánh vần là S-L-E-E-P-I-N-G, có nghĩa là ngủ; và Point, đánh vần là P-O-I-N-T, có nghĩa là thời điểm. Sleeping Point là thời điểm mà người ta bán các cổ phần của họ để không còn lo mất ngủ nữa. Ta hãy nghe thí dụ sau đây của một người chuyên mua bán cổ phần chứng khoán:
AMERICAN VOICE: These falling market prices have me so worried. I can’t sleep at night. I’m trying to sell my stocks off until I reach the sleeping point, but it really hurts. I’m losing money on every share.
TEXT:(TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Giá cả đang sụt giảm trên thị trường đã làm tôi hết sức lo lắng. Ban đêm tôi không ngủ được. Tôi đang tìm cách bán tháo các cổ phần của tôi cho tới khi tôi không còn phải lo lắng nữa. Nhưng làm như vậy cũng khổ lắm bởi vì mỗi lần bán tôi lại bị mất tiền.
Xin quý vị để ý tới một vài từ mới như: Fall, đánh vần là F-A-L-L, nghĩa là rơi xuống hay sụt xuống; Market, đánh vần là M-A-R-K-E-T, nghĩa là thị trường; Worried, đánh vần là W-O-R-R-I-E-D, nghĩa là lo lắng; Hurt, đánh vần là H-U-R-T, nghĩa là bị thiệt hại hay đau khổ; và Share, đánh vần là S-H- A-R-E, có nghĩa là cổ phần. Bây giờ ta hãy nghe lại câu tiếng Anh và để ý đến cách dùng thành ngữ Sleeping Point:
AMERICAN VOICE: These falling market prices have me so worried. I can’t sleep at night. I’m trying to sell my stocks off until I reach the sleeping point, but it really hurts. I’m losing money on every share.
TEXT:(TRANG): Thành ngữ Sleeping Point đã chấm dứt bài học số 23 trong chương trình English American Style. Như vậy là hôm nay chúng ta biết được 3 thành ngữ mới. Một là Go Bananas là nổi giận hay trở nên rối loạn; hai là Start Off on the Wrong Foot là khởi đầu gặp xui xẻo; và ba là Sleeping Point là thời điểm bán tháo các cổ phần để được ăn ngon ngủ yên. Huyền Trang xin kính chào quý vị và xin hẹn gặp lại quý vị trong bài học kế tiếp.

022. ENGLISH AMERICAN STYLE_LESSON #22: Jump the gun, Stick one's neck out, Grit one's teeth.

 


LESSON #22: Jump the gun, Stick one's neck out, Grit one's teeth.


Huyền Trang xin kính chào quý vị thính giả. Báo chí Mỹ đã bình luận nhiều về những kết quả của cuộc hội nghị thượng đỉnh của tổ chức hợp tác kinh tế Á Châu Thái Bình Dương, tiếng Anh gọi tắt la øAPEC, kết thúc hồi gần đây tại Indonesia. Chúng tôi xin chọn lọc 3 thành ngữ mà các báo chí thường dùng khi nói về cuộc hội nghị APEC này. Đó là Jump the Gun, Stick Your Neck Out, và Grit Your Teeth.
Sau khi các nhà lãnh đạo của 18 nước trong vùng Thái Bình Dương thỏa thuận với nhau về vấn đề mậu dịch tự do, Tổng thống Clinton cho biết ông không muốn hành động vội vã bằng cách nói rằng thỏa hiệp này sẽ mang lại công ăn việc làm cho dân chúng Mỹ. Tổng thống đã dùng thành ngữ Jump the Gun để tả hành động vội vã này. Và đó là thành ngữ thứ nhất trong bài học hôm nay.
Jump the Gun gồm có từ Jump đánh vần là J-U-M-P có nghĩa là nhảy vọt lên, và Gun, đánh vần là G-U-N, có nghĩa là cây súng. Thành ngữ Jump the Gun xuất xứ từ môn chạy đua, nơi mà trọng tài bắn một phát súng để ra hiệu cho các lực sĩ khởi sự chạy. Nếu lực sĩ nào chạy trước khi trọng tài bắn súng thì lực sĩ đó jump the gun. Trong đời sống thường ngày, thành ngữ này có nghĩalà hành động hấp tấp, không đúng lúc. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về một người hối hận vì đã tuyên bố quá sớm về một dự định trong công ty của ông ta:
AMERICAN VOICE: I’m sorry! I shouldn’t have jumped the gun by announcing our plans to buy out that company. Now that I let the news out so early, that company will want a higher price from us.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Tôi xin lỗi!Đáng lý ra tôi đã không nên hành động hấp tấp và loan báo ý định của chúng ta là mua lại công ty đó. Bây giờ vì tôi đã nói tin này ra sớm, chắc công ty đó sẽ đòi chúng ta một giá cao hơn.
Có vài từ mới mà chúng ta cần chú ý là: Announce, đánh vần là A-N-N-O-U-N-C-E, nghĩa là loan báo; News, đánh vần là N-E-W-S, nghĩa là tin tức; và Price, đánh vần là P-R-I-C-E có nghĩa là giá cả. Bây giờ mời quý vị nghe lại câu tiếng Anh trong đó có thành ngữ Jump the Gun:
AMERICAN VOICE: I’m sorry! I shouldn’t have jumped the gun by announcing our plans to buy out that company. Now that I let the news out so early, that company will want a higher price from us.
TEXT: (TRANG): Một bài báo đăng trên tờ Washington Post viết rằng một nước thành viên của APEC là Malaysia đã giơ đầu chịu báng khi tỏ ý nghi ngờ về thỏa hiệp mậu dịch tự do ký giữa các nước thành viên trong APEC. Tờ báo đã dùng thành ngữ Stick Your Neck Out để chỉ hành động giơ đầu chịu bán này. Và đó là thành ngữ thứ hai trong bài học hôm nay. Stick Your Neck Out gồm có hai chữ chính là Stick Out, đánh vần là S-T-I-C-K và O-U-T, có nghĩa là giơ ra hay thò ra; và Neck, đánh vần là N-E-C-K nghĩa là cái cổ.
Thành ngữ Stick Your Neck Out có nghiã là giơ cổ ra chịu đòn, hay tiếng Việt mình còn có thể gọi là giơ đầu chịu báng. Thành ngữ này xuất xứ từ các nông trại nơi mà người ta kéo cổ con gà ra để cắt trước khi làm thịt. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về một học sinh tên Joe nghe một lời cảnh cáo của anh:
AMERICAN VOICE: Joe, dont’t stick our neck out by hanging around with that gang down the street. You know they skip school, get into fights with other gangs and always have trouble from the cops. TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Này em Joe, đừng có giơ đầu chịu báng bằng cách tụ họp với bọn băng đảng ở dưới phố. Em biết là bọn chúng trốn học, rồi đánh nhau với các băng đảng khác và luôn luôn gặp lôi thôi vơiù cảnh sát.
Có vài từ mới mà chúng ta cần chú ý như sau: Hang Around, đánh vần là H-A-N-G và A-R-O-U-N-D, có nghĩa là tụ họp hay la cà; Gang, đánh vần là G-A-N-G, nghĩa là băng đảng; Skip, đánh vần là S-K-I-P, là bỏ qua hay trốn; và Cops, đánh vần là C-O-P-S, nghĩa là cảnh sát. Bây giờ mời quý vị nghe lại câu tiếng Anh và đểù ý đến cách dùng thành ngữ Stick Your Neck Out:
AMERICAN VOICE: Joe, dont’t stick our neck out by hanging around with that gang down the street. You know they skip school, get into fights with other gangs and always have trouble from the cops.
TEXT: (TRANG): Khi thấy thỏa hiệp mậu dịch tự do được nhiều nước tỏ ý hoan nghênh tại cuộc hội nghị ở Indonesia, một tờ báo Mỹ bình luận rằng Malaysia nên nghiến răng chịu đựng và chấp nhận thỏa hiệp này. Tờ báo dùng thành ngữ Grit Your Teethđể tả hành động của Malaysia. Và đó là thành ngữ cuối cùng trong bài học hôm nay. Grit Your Teeth gồm hai chữ chính là Grit, đánh vần là G-R-I-T, nghĩa là nghiến răng chặt lại, và Teeth, đánh vần là T-E-E-T-H, nghĩa là răng. Thành ngữ Grit Your Teeth có nghĩa là cố sức chịu đựng một hoàn cảnh khó khăn, hay làm một điều gì mình không thích. Ta hãy nghe thí dụ về cô Mary phải chịu đựng một cuộc sống vất vả như sau:
AMERICAN VOICE: Taking care of a family, working eight hours a day and rushing to evening classes twice a week is tough for Mary. But she grits her teeth and handles everything as best as she can. She is one tough lady!
TEXT:(TRANG): Phải chăm sóc gia đình, rồi làm việc 8 tiếng đồng hồ một ngày và chạy đi học buổi tối 2 lần một tuần đã là điều rất khó khăn cho cô Mary. Nhưng cô đã gom hết sức để dàn xếp cho mọi việc được ổn thỏa. Cô quả là một người đàn bà cứng cỏi. Có vài từ mới mà chúng ta cần chú ý như sau: Take Care, đánh vần là T-A-K-E và C-A-R-E, có nghĩa là chăm sóc; Tough, đánh vần là T-O-U-G-H có nghĩa là khó khăn hay cứng rắn; và Handle, đánh vần là H-A-N-D-L-E, có nghĩa là giải quyết hay thu xếp. Bây giờ mời quý vị nghe lại câu tiếng Anh và để ý đến cách dùng thành ngữ Grit Your Teeth:
AMERICAN VOICE: Taking care of a family, working eight hours a day and rushing to evening classes twice a week is tough for Mary. But she grits her teeth and handles everything as best as she can. She is one tough lady!
TEXT:(TRANG): Thành ngữ Grit Your Teeth đã chấm dứt bài học số 22 trong chương trình English American Style. Chúng tôi xin nhắc lại 3 thành ngữ mới mà chúng ta học hôm nay. Một là Jump the Gun nghĩa là làm một điều gì quá hấp tấp và không đúng lúc, hai là Stick Your Neck Out nghĩa là đưa đầu ra chịu báng, và ba là Grit Your Teeth nghĩa là gom hết sức để làm một điều gì khó khăn . Huyền Trang xin kính chào quý vị và xin hẹn gặp lại quý vị trong bài học kế tiếp.

021. ENGLISH AMERICAN STYLE_LESSON #21: Behind the 8 ball, Dear John letter, Pay back time.

 


LESSON #21: Behind the 8 ball, Dear John letter, Pay back time.


Huyền Trang xin kính chào quý vị thính giả. Trong các cuộc bầu cử vừa qua, Đảng Dân chủ đã mất quyền kiểm soát cả Thượng lẫn Hạ viện, và quyền này giờ đây nằm trong tay Đảng Cộng hòa. Hôm nay chúng tôi xin đề cập đến 3 thành ngữ mà các báo chí ở Mỹ thường dùng để tả sự thay đổi lớn trên chính trường này. Đó là Behind the 8 Ball, Dear John Letter, và Pay Back Time.
Sững sốt vì bị cử tri giáng một đòn nặng lên Đảng Dân chủ, Tổng thống Clinton đã mở một cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc và nói rằng chính phủ hiện ở trong một tình thế bất lợi nghiêm trọng, và ông Clinton đã dùng thành ngữ Behind the 8 Ball để tả tình thế này. Behind the 8 Ball là thành ngữ thứ nhất trong bài học hôm nay, gồm có chữ Behind, đánh vần là B-E-H-I-N-D, có nghĩa là đằng sau; Eight là số tám; và Ball, đánh vần là B-A-L-L, nghĩa là quả banh.
Thành ngữ nay xuất xứ từ trò chơi đánh bi-da của Mỹ trong đó người ta dùng một cây gậy đánh vào quả banh chính để tìm cách đẩy 15 quả banh còn lại xuống lỗ. Có một luật chơi buộc rằng nếu quả banh chính nằm đằng sau quả banh số 8 thì người chơi sẽ bị phạt. Vì thế thành ngữ Behind the 8 Ball được dùng để chỉ một tình thế bắt lợi như Đảng Dân chủ hiện nay. Trong đời sống thường ngày, ta hãy nghe một thí dụ sau đây nói về một nhà doanh thương đang gặp khó khăn:
AMERICAN VOICE: We are really behind the 8 ball. We need to borrow money to stay in business, but the banks we’ve gone to so far have turned us down. If we don’t find a bank soon we’ll go bankrupt.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Chúng tôi hiện đang ở trong một hoàn cảnh hết sức bất lợi. Chúng tôi cần vay tiền để tiếp tục buôn bán, nhưng tất cả những nhà băng mà chúng tôi đến gặp đều đã từ chối không cho vay. Nếu không sớm tìm được một nhà băng thì chúng tôi sẽ bị phá sản.
Có vài từ mới mà chúng ta cần để ý la øBorrow, đánh vần là B-O-R-R-O-W, nghĩa la øvay mượn; Money, đánh vần là M-O-N-E-Y, nghĩa là tiền; Turn Down, đánh vần là T-U-R-N và D-O-W-N, nghĩa là từ chối; và Bankrupt, đánh vần là B-A-N-K-R-U-P-T, nghĩa là phá sản. Bây giờ ta hãy nghe lại tiếng Anh trong đó có thành ngữ Behind the 8 Ball: AMERICAN VOICE: We are really behind the 8 ball. We need to borrow money to stay in business, but the banks we’ve gone to so far have turned us down. If we don’t find a bank soon we’ll go bankrupt.
TEXT: (TRANG): Một bình luận gia viết trên một tờ báo ở Washington rằng cuộc bầu cử vừa qua là một lời giã biệt mà cử tri gửi tới các viên chức đuơng nhiệm bị thất cử. Bình luận gia này dùng thành ngữ Dear John Letter để gọi lời giã biệt này. Và đó là thành ngữ thứ hai trong bài học hôm nay. Dear John Letter gồm chữ Dear, đánh vần là D-E-A-R, nghĩa là thân ái; John, đánh vần là J-O-H-N, là tên một người đàn ông; và Letter, đánh vần là L-E-T-T-E-R, nghĩa là bức thư.
Dear John Letter là một bức thư gửi cho anh John thân ái, không phải một bức thư tình mà là một bức thư giã biệt. Thành ngữ này xuất xứ từ một bài hát nhan đề là Dear John trong thời Thế Chiến thứ hai, kể lại câu chuyện một anh lính cô đơn tên John phải đi đánh giặc bên Âu Châu, một hôm nhận được thư của người yêu nói rằng cô ta chán cảnh chờ đợi nên xin từ giã anh để đi lấy chồng. Ngày nay, khi một cô gái muốn cắt đứt quan hệ với người yêu đang còn ở một phương xa, cô thường gửi cho anh ta một bức thư giã biệt như trong thí dụ sau đây về một chàng trai than thở về chuyện tình dang dở của anh ta:
AMERICAN VOICE: I thought my girl loved me enough to wait for me to come back home, but I guess it’s all over. I got a dear John letter saying she has met another guy and they are getting married next week. TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Tôi tưởng là cô bạn gái tôi yêu tôi tới mức chờ tới lúc tôi trở về nhà. Nhưng tôi đoán là mọi chuyện đã hết rồi. Tôi vừa nhận được một bức thư giã biệt của cô ta nói rằng cô ta đã gặp một chàng trai khác và họ sẽ kết hôn vào tuần tới.
Ta hãy để ý đến vài từ mới như sau: Thought, rút từ động từ To Think, đánh vần là T-H-I-N-K, nghĩa là nghĩ; Wait, đánh vần là W-A-I-T, nghĩa là chờ đợi; Over đánh vần là O-V-E-R, là chấm dứt, hay hết; và Guy, đánh vần là G-U-Y, nghĩa là chàng trai. Bây giờ mời quý vị nghe lại câu tiếng Anh và chú ý đến cách dùng thành ngữ Dear John Letter.
AMERICAN VOICE: I thought my girl loved me enough to wait for me to come back home, but I guess it’s all over. I got a dear John letter saying she has met another guy and they are getting married next week. TEXT: (TRANG): Một tờ báo viết rằng đã đến lúc Đảng Cộng hòa trả đũa Đảng Dân chủ vì Đảng Dân chủ từ lâu nay vẫn nắm trong tay những bổng lộc và quyền hành tại quôc hội. Tờ báo dùng thành ngữ Pay Back Time để tả hành động trả đũa này. Và đó cũng là thành ngữ cuối cùng trong bài học hôm nay. Pay Back Time gồm có chữ Pay, đánh vần là P-A-Y; Back, đánh vần là B-A-C-K, nghĩa là trả lại một món nợ; và Time, đánh vần là T-I-M-E, nghĩa là thời gian hay là lúc. Pay Back Time là trả đũa lại sau khi bị thiệt thòi hay bị ức hiếp. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về một nhà doanh thương trước đây bị một kẻ lưu manh lừa bịp, và bây giờ có cơ hội để trả thù:
AMERICAN VOICE: Now at last it’s pay back time. I have finally managed to buy more than half the stock in this crook’s company. And I am going to take control and toss him out on the street where he belongs.
TEXT:(TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Bây giờ đã đến lúc trả thù. Cuối cùng tôi đã tìm cách mua được hơn phân nữa cổ phần trong công ty của tên lưu manh này. Tôi sẽ nắm quyền kiểm soát công ty và sẽ tống cổ hắn ra ngoài đường cho đáng đời hắn ta.
Có một số từ mới mà chúng ta cần bàn đến như sau: Finally, đánh vần là F-I-N-A-L-L-Y, nghĩa là cuối cùng; Manage đánh vần là M-A-N-A-G-E, nghĩa là xoay trở hay tìm cách; Stock đánh vần là S-T-O-C-K, nghĩa là cổ phần; Crook, đánh vần là C-R-O-O-K nghĩa là tên lưu manh; Control, đánh vần là C-O-N-T-R-O-L, nghiã là kiểm soát; va øToss đánh vần là T-O-S-S nghĩa là vứt đi hay tống cổ khỏi một nơi nào. Bây giờ mời quý vị nghe lại câu tiếng Anh vớiù thành ngữ Pay Back Time.
AMERICAN VOICE: Now at last it’s pay back time. I have finally managed to buy more than half the stock in this crook’s company. And I am going to take control and toss him out on the street where he belongs.
TEXT:(TRANG): Thành ngữ PayBack Time đã chấm dứt bài học số 21 trong chương trình English American Style. Như vậy là hôm nay chúng ta học được 3 thành ngữ mới. Một là Behind the 8 Ball, nghĩa là ở trong một hoàn cảnh rất bất lợi; hai là A Dear John Letter, nghĩa là một bức thư giã biệt;và ba là Pay Back Time, nghĩa là đúng lúc trả đũa hay trả thù một người nào. Huyền Trang xin kính chào quý vị và xin hẹn gặp lại quý vị trong bài học kế tiếp.

NGỌC THU

ARTCANDY SHOP NGỌC THU -     Trên   bước   đường   THÀNH   CÔNG , không   có   dấu   chân   của   những   kẻ   LƯỜI   BIẾNG . ...