BÀI HỌC CUỘC ĐỜI: SỰ THA THỨ (FORGIVENESS)





Những ai đã xem opera Ý hay những vở kịch của Shakespeare đều biết cái giá tồi tệ phải trả cho các oán hận, bất hòa truyền kiếp, và thù hằn. Bên dưới sự thống trị của những cảm xúc này là những xung đột nấn ná trong tâm trí ta, khiến chúng ta không thể tìm được bình yên và hạnh phúc. Nhà thơ Anh thế kỷ 18, Alexander Pope, đã cho chúng ta một "liều thuốc giải độc": "Lỗi lầm là con người, tha thứ là thánh thiện." Nhưng tha thứ mà không từ bỏ những nguyên tắc của chúng ta là chuyện hề không đơn giản. Trong khóa này, tôi sẽ định rõ tha thứ là gì và làm thế nào để có thể tha thứ.

Tôi sẽ nói về những trường hợp mà rất cần có sự tha thứ trong bối cảnh cuộc sống hàng ngày của cá nhân bạn với các thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác kinh doanh.

Một trong những thách thức của chúng ta là phải hiểu được rằng từ "tha thứ", mình nó không đủ để giải thích bối cảnh phức tạp này. Thực chất tha thứ có 3 dạng khác nhau, và mỗi dạng áp dụng trong những tình huống khác nhau và đưa đến những kết quả khác nhau.

3 dạng của tha thứ là: thứ tội, nhường nhịn và giải thoát. Hãy xem xét từng cái một.

Thứ tội gần nhất với cái mà ta thường nghĩ tới khi ta nói "tha thứ". Thứ tội lau sạch đi những dấu vết của lỗi lầm và xây dựng lại mối quan hệ với một tâm trí trong sáng trước khi bị những hành động tai hại xâm chiếm. Có 3 tình huống thường áp dụng sự thứ tội.

Tình huống thứ nhất là khi bạn thấy rằng hành động gây hại là một tai nạn vô ý mà không cần phải quy thành tội.

Thứ hai là khi kẻ phạm tội là một đứa trẻ hay một ai đó, mà vì bất kỳ lý do gì, không hiểu tổn thương họ gây ra, và hướng về người bạn yêu thương.

Tình huống thứ ba xảy ra khi người làm tổn thương bạn: biết thành thật hối lỗi, nhận hoàn toàn trách nhiệm (và không bao biện) những điều đã làm, mong được tha thứ, và đảm bảo với bạn rằng họ sẽ không tái diễn hành động đó trong tương lai nữa.

Trong những tình huống đó, hãy chấp nhận lời xin lỗi của họ và tha thứ tội lỗi của họ. Bạn và người làm tổn thương bạn đều sẽ cảm thấy tốt hơn, Thực tế, không tha thứ trong những tình huống này sẽ gây hại đến sức khỏe của bạn. Thậm chí điều này có thể cho thấy bạn mới là người sai, chứ không phải người đã làm bạn đau buồn.

Dạng tha thứ thứ hai tôi gọi là "nhường nhịn". Và ở đây có hơi phức tạp hơn.

Bạn nhường nhịn khi người phạm lỗi chỉ đưa ra một lời xin lỗi nửa vời hay họ than vãn đổ lỗi rằng vì bạn thế này hay thế kia nên họ mới cư xử không đúng. Và lời xin lỗi không như bạn mong đợi và thậm chí không hề chính xác. Trong khi bạn luôn nên suy ngẫm xem liệu bạn có khiêu khích người đó không, kể cả khi bạn không chịu một trách nhiệm nào, thì bạn nên tập nhường nhịn nếu mối quan hệ đó quan trọng với bạn. Ngừng việc day đi day lai mỗi một lỗi cá biệt, hãy tránh xa oán hận và mối thù ảo tưởng, nhưng hãy luôn thận trọng. Điều này tương tự với "tha nhưng không quên" hay "tin nhưng phải kiểm chứng". Nhường nhịn giúp bạn giữ mối liên hệ với những người mà tuy không thân thiết nhưng vẫn quan trọng với bạn.

Hơn nữa, trong một vài trường hợp sau giai đoạn có hành vi tốt, nhường nhịn có thể chuyển thành thứ tội và trở thành tha thứ.

Nhưng nên làm gì khi người làm tổn thương bạn lại không nghĩ rằng điều họ làm là sai hay họ đưa ra một lời xin lỗi giả dối chẳng bù đắp được gì? Đây là những trường hợp mà quả thật khó có thể tha thứ. Trong công việc, tôi thấy những trường hợp này ở những người trưởng thành có tuổi thơ bị bạo hành, những doanh nhân bị vợ/chồng lừa dối, hay những người bị bạn bè, họ hàng phản bội. Dù vậy, vẫn có giải pháp. Tôi gọi nó là "giải thoát" — dạng tha thứ thứ ba.

Giải thoát không miễn tội cho kẻ phạm tội, cũng không cần bạn phải nhường nhịn. Nó cũng không đòi hỏi bạn phải tiếp tục giữ mối quan hệ đó. Mà nó yêu cầu rằng thay vì tiếp tục định nghĩa đời bạn bằng những tổn thương mà bạn có, bạn hãy giải phóng mình khỏi các cảm xúc phiền muộn, suy nghĩ tiêu cực đang ở trong bạn. Giải thoát là hành động vô cùng quan trọng vì nó cho phép bạn trút bỏ gánh nặng, cái "gánh nặng thầm lặng" đang đè lên bạn và phá hủy cơ hội có được hạnh phúc của bạn. Nếu bạn không giải phóng nỗi đau, nỗi giận và cứ day dưa với nỗi đau và phản bội cũ kỹ, thì bạn sẽ để cho những kẻ làm bạn đau "sống" trong tâm trí bạn mà chẳng mất tiền thuê, và bạn sẽ sống trong sự khủng bố của sự việc thuở đầu.

Dù vượt qua nhờ nỗ lực cá nhân, tâm lý trị liệu, tôn giáo hay bất kỳ phương pháp gì, giải thoát phóng thích bạn khỏi sự chuyên chế của việc sống trong quá khứ đau khổ, khi mà những dạng khác của tha thứ như thứ tội và nhường nhịn không hiệu quả.

Thứ tội. Nhường nhịn. Giải thoát.

Tha thứ có thể là thánh thiện, nhưng khi ta nắm được những khía cạnh của nó, ta thấy rằng bằng năng lực bản thân ta có thể đạt được nó.

Tôi là giáo sư Stephen Marmer của Trường Y học UCLA, giảng cho Đại học Prager.

______

Anyone familiar with Italian opera or the plays of Shakespeare knows the terrible price paid for grudges, vendetta, and revenge. Under the sway of these emotions painful incidents linger in the mind, sapping our ability to find peace and happiness. The 18th century English poet, Alexander Pope, gave us the antidote: "To err is human, to forgive divine." But finding a way to forgive without giving up our principles is often no easy task. In this course, I am going to address what forgiveness is and how to implement it.

I'll be speaking here about forgiveness where it most often is needed — in the context of your every day personal life with family members, friends, co-workers, and business associates.

One of our challenges in understanding this process is that the word — forgiveness — is inadequate to explain a very complex concept. Forgiveness actually embodies three different things, each of which applies to different situations and provides different results.

The three types of forgiveness are: exoneration, forbearance and release. Let's take each in turn.

Exoneration is the closest to what we usually think of when we say "forgiveness." Exoneration is wiping the slate entirely clean and restoring a relationship to the full state of innocence it had before the harmful actions took place. There are three common situations in which exoneration applies.

The first takes place when you realize that the harmful action was a genuine accident for which no fault can be assigned.

The second is when the offender is a child or someone else who, for whatever reason, simply didn't understand the hurt they were inflicting, and toward whom you have loving feelings.

The third situation occurs when the person who hurt you is truly sorry, takes full responsibility (without excuses) for what they did, asks forgiveness, and gives you confidence that they will not knowingly repeat their bad action in the future.

In all such situations it is essential to accept their apology and offer them the complete forgiveness of exoneration. You'll feel better and so will the person who hurt you. In fact, not to offer forgiveness in these circumstances would be harmful to your own well-being. It might even suggest that there is something more wrong with you than with the person who caused you pain.

The second type of forgiveness I call "forbearance." And here things get a little more complicated.

Forbearance applies when the offender makes a partial apology or mingles their expression of sorrow with blame that you somehow caused them to behave badly. An apology is offered but it's not what you had hoped for and may not even be fully authentic. While you should always reflect on whether there was a provocation on your part, even when you bear no responsibility you should exercise forbearance if the relationship matters to you. Cease dwelling on the particular offense, do away with grudges and fantasies of revenge, but retain a degree of watchfulness. This is similar to "forgive but not forget" or "trust but verify." By using forbearance, you are able to maintain ties to people who, while far from perfect, are still important to you.

Furthermore, in some cases after a sufficient period of good behavior, forbearance can rise to exoneration and full forgiveness.

But what do you do when the person who hurt you doesn't even acknowledge that they've done anything wrong or gives an obviously insincere apology, making no reparations whatsoever? These are the cases of forgiveness that are the most challenging. In my practice, I find this in such examples as adult survivors of child abuse, business people who have been cheated by their partners, or friends or relatives who have betrayed one another. Still, even here there still is a solution. I call it "release" — the third type of forgiveness.

Release does not exonerate the offender. Nor does it require forbearance. It doesn't even demand that you continue the relationship. But it does ask that instead of continuing to define much of your life in terms of the hurt done: you release your bad feelings and your preoccupation with the negative things that have happened to you. Release does something that is critically important: it allows you to let go of the burden, the "silent tax" that is weighing you down and eating away your chance for happiness. If you do not release the pain and anger and move past dwelling on old hurts and betrayals, you will be allowing the ones who hurt you to live, rent free, in your mind, reliving forever the persecution that the original incident started.

Whether you get there through your own efforts, through psychotherapy, through religion or some other method, release liberates you from the tyranny of living in the traumatic past even when the other forms of forgiveness, exoneration and forbearance, are not possible.

Exoneration. Forbearance. Release.

To forgive may be divine, but when we understand its dimensions we find that it is within our ability to do it.

I'm Dr. Stephen Marmer of UCLA Medical School, for Prager University.




NGỌC THU

ARTCANDY SHOP NGỌC THU -     Trên   bước   đường   THÀNH   CÔNG , không   có   dấu   chân   của   những   kẻ   LƯỜI   BIẾNG . ...