015. ENGLISH AMERICAN STYLE_ LESSON #15: Swing voters, Down to the wire, In over one's head.


 

LESSON #15: Swing voters, Down to the wire, In over one's head.


Huyền Trang xin kính chào quý vị thính giả. Mùa này là mùa bầu cử tại Hoa Kỳ, cho nên chúng tôi xin đề cập đến một số thành ngữ liên quan tới bầu cử. Mới đây, cử tri tại thủ đô Washington đã đi bỏ phiếu trong ngày bầu cử sơ bộ. Nhân dịp này, mời quý vị theo dõi xem thế nào là một cuộc bầu cử sơ bộ. Đó là giai đoạn đầu trong 2 giai đoạn của hệ thống bầu cử tại Hoa Kỳ. Trong cuộc bầu cử sơ bộ, cử tri có thể đăng ký là người thuộc Đảng Cộng hòa hay Dân chủ để bỏ phiếu chọn người đại diện cho đảng họ để ra tranh cử trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11.

Chẳng hạn như, trong cuộc bầu sơ bộ vừa qua, các cử tri thuộc Đảng Dân chủ chọn một trong 5 ứng cử viên muốn đại diện cho Đảng Dân chủ để chống ứng cử viên Cộng hòa trong cuộc tổng tuyển cử. Nếu có nhiều người ra tranh một chỗ trên lá phiếu thì những cử tri đổi ý kiến so với lần bầu cử trước có thể gom đủ số phiếu để quyết định ai sẽ làngười thắng cử.

Nhật báo Washington Post dùng thành ngữ Swing Voters để tả những cử tri thay đổi ý kiến này. Và đó là thành ngữ thứ nhất trong bài học hôm nay. Swing Voters gồm chữ Swing đánh vần là S-W-I-N-G, có nghĩa thay đổi chỗ đứùng hay lập trường, vàVoters đánh vần làV-O-T-E-R-S, nghĩa là cử tri. Swing Voters là những cử tri đổi ý và sẽ bỏ phiếu cho một ứng cử viên khác với lần trước. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về cuộc bầu viên thị trưởng thành phố Washington:

AMERICAN VOICE: It’s hard for voters worried about the future to choose among the three leading candidates. The voting is going to be pretty close and the swing voters will probably decide the outcome.

TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Thật khó cho những cử tri nào lo lắng tới tương lai để chọn trong 3 ứng cử viên dẫn đầu. Cuộc bỏ phiếu sẽ rất khít khao, và những cử tri đổi ý kiến có lẽ sẽ quyết định kết quả cuộc bầu cử.

Có một số từ mới mà chúng ta cần chú ý như sau: Worried đánh vần là W-O-R-R-I-E-D, nghĩa là lo lắng. Choose đánh vần là C-H-O-O-S-E, nghĩa là lựa chọn. Candidates đánh vần là C-A-N-D-I-D-A-T-E-S, nghĩa là ứng cử viên. Và Outcome đánh vần là O-U-T-C-O-M-E, nghiã là kết quả. Bây giờ mời quý vị nghe lại câu tiếng Anh và chú ý đến cách dùng thành ngữ Swing Voters:

AMERICAN VOICE: It’s hard for voters worried about the future to choose among the three leading candidates. The voting is going to be pretty close and the swing voters will probably decide the outcome.

TEXT: (TRANG): Vào buổi tối trước ngày bầu cử, nhật báo Washington Post viết rằng các ứng cử viên đang vận động đến giờ phút chót. Tờ Post dùng thành ngữ Down to the Wire để tả phút chót của cuộc vận động tranh cử. Và đó là thành ngữ thứ nhì mà chúng ta học hôm nay, gồm chữ Down đánh vần là D-O-W-N, tức là ở cuối, và Wire đánh vần là W-I-R-E, nghĩa là sợi dây.

Thành ngữ Down to the Wire được dùng từ cả trăm năm nay, và xuất xứ từ sợi dây mà người ta chăng bên trên cái mức cuối cùng tại trường đua ngựa để biết cích xác là con ngựa nào về nhất. Thành ngữ Down to the Wire ngày nay được dùng để chỉ giây phút quyết định trước khi người thắng cuộc tranh cử được chọn. Sau đây ta hãy nghe một số phóng viên tường trình về giây phút cuối cùng mà các ứng cử viên vận động dành phiếu trong cuộc bầu cử sơ bộ ở thủ đô Washington.

AMERICAN VOICE: The race is going down to the wire tonight with all the candidates on radio and television making their last appeal to people to vote for them when the polls open tomorrow.

TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Cuộc tranh cử đang đi tới giờ phút quyết định tối hôm nay, và tất cả các ứng cử viên đang lên đài truyền thanh và truyền hình để kêu gọi dân chúng lần cuối hãy bỏ phiếu cho họ khi các phòng phiếu mở cửa vào ngày mai.

Có vài chữ mà chúng ta cần chú ý sau đây: Race đánh vần là R-A-C-E, nghĩa là cuộc đua hay tranh cử; Appeal đánh vần là A-P-P-E-A-L, nghĩa là kêu gọi; và Polls đánh vần là P-O-L-L-S, là cuộc bỏ phiếu hay nơi bỏ phiếu. Bây giờ mời quý vị nghe lại câu tiếng Anh và để ý đến cách dùng thành ngữ Down to the Wire:

AMERICAN VOICE: The race is going down to the wire tonight with all the candidates on radio and television making their last appeal to people to vote for them when the polls open tomorrow.

TEXT: (TRANG): Một phóng viên tiên đoán rằng đương kiêm thị trưởng thành phố Washington là bà Sharon Pratt Kelly sẽ thua trong cuộc vận động tái bầu vào chức vụ thị trưởng bởi vì bà không đủ khảø năng điều hành công việc của thành phố. Phóng viên này đã dùng thành ngữ Over her Head để tả tình trạng gặp quá nhiều khó khăn của bà Kelly.

In Over One’s Head là thành ngữ cuối cùng mà chúng ta học trong bài hôm nay, gồm chữ Over đánh vần là O-V-E-R, nghĩa là vượt quá, và Head đánh vần là H-E-A-D, nghĩa là cái đầu. Thành ngữ này lúc đầu dùng để diển tả hòan cảnh người không biết bơi mà bị rơi vào nơi nước sâu đến quá đầu người.

Ngày nay In Over One’s Head dùng để tả tình trạng gặp khó khăn vì không có khả năng làm việc hay vì có quá nhiều trách nhiệm, nợ nần hay các vấn đề khác. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về một người tên John làm việc trong công ty rồi được thăng chức, nhưng rồi gặp khó khăn vì không đủ tài cáng đáng mọi việc.

AMERICAN VOICE: John was very good as vice president of our company. But when he was promoted to president he found himself in over his head. He simply couldn't handle all the extra responsibilities.

TEXT:(TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Anh John làm việc rất giỏi khi anh làm phó giám đốc công ty của chúng tôi. Nhưng khi anh được thăng lên chức giám đốc thì anh gặp khó khăn vì thấy chức vụ này quá khả năng của anh. Anh không thể cáng đáng nổi các trách vụ mới.

Có một số từ mới mà chúng ta cần để ý như sau: Vice President đánh vần là V-I-C-E và P-R-E-S-I-D-E-N-T, nghĩa là phó giám đốc; Promote đánh vần làP-R-O-M-O-T-E, nghĩa là thăng chức; Handle đánh vần là H-A-N-D-L-E, nghĩa là cáng đáng; và Responsibilities đánh vần là R-E-S-P-O-N-S-I-B-I-L-I-T-I-E-S, nghĩa là trách vụ. Bây giờ, mời quý vị nghe lại câu tiếng Anh và để ý đến cách dùng thành ngữ In Over His Head.

AMERICAN VOICE: John was very good as vice president of our company. But when he was promoted to president he found himself in over his head. He simply couldn't handle all the extra responsibilities.

TEXT:(TRANG): Thành ngữ In Over One’s Head đã chấm dứt bài số 15 trong chương trình English American Style. Như vậy là hôm nay chúng ta hoc được 3 thành ngữ mới liên quan tới bầu cử. Một là Swing Voters là những cử tri thay đổi ý kiến, hai là Down to the Wire là vào giây phút quyết định ngay trước cuộc bầu cử, và ba là In Over One’s Head là gặp khó khăn vì làm công việc quá khả năng của mình. Huyền Trang xin kính chào quý vị và xin hẹn gặp lại quý vị trong bài kế tiếp.


014. ENGLISH AMERICAN STYLE_ LESSON #14: Go bananas, Compare apples and oranges, hear through the grapevine.

 

LESSON #14: Go bananas, Compare apples and oranges, hear through the grapevine.


Huyền Trang xin kính chào quý vị thính giả. Trong bài học thành ngữ English American Style số 14, hôm nay chúng tôi xin đem đến quý vị những thành ngữ mới liên quan đến các thứ trái cây như chuối, tiếng Anh gọi là Banana, trái táo tây, tức là Apple, và cam là Orange. Thành ngữ thứ nhất là Go Bananas, đánh vần là G-O và Bananas, đánh vần là B-A-N-A-N-A-S. Như quý vị vừa nghe, banana có nghĩa là trái chuối. Người Tây phương có nhận xét là không có con vật nào thích ăn chuối bằng con khỉ. Một nải chuối thường làm cho con khỉ rất dễ xúc động, nhảy nhót lung tung. Thành ngữ Go Bananas, khi áp dụng cho con người, có nghĩa là hành động một cách giận dữ hay điên rồ. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về một người bị kẹt xe trên đường phố và gặïp phải một người khác nổi giận đâm xe vào xe của ông ta.

AMERICAN VOICE: I was on the freeway the other day in this terrible traffic jam. Suddenly, the guy in the car next to me just went bananas. He was screaming and yelling and then he crashed his Mercedes into my new BMW! Totally out of control!

TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Hôm nọ tôi bị mắc kẹt trong một vụ kẹt xe khủng khiếp trên xa lộ. Thình lình một người lái xe gần tôi đột nhiên nổi giận. Ông ta hò hét, la lối rồi đâm chiếc xe Mercedes của ông ta vào chiếc xe BMW mới của tôi. Ông ta hoàn toàn không còn tự chủ được.

Trong câu tiếng Anh có vài từ mới mà chúng ta cần chú ý. Đó là: Freeway, đánh vần là F-R-E-E-W-A-Y, nghĩa là xa lộ; Traffic Jam, đánh vần là T-R-A-F-F-I-C và J-A-M, có nghĩa là vụ kẹt xe; Scream, đánh vần là S-C-R-E-A-M, nghĩa là gào thét; và Crash, đánh vần là C-R-A-S-H, nghĩa là đụng xe.

Bây giờ mời quý vị nghe lại câu tiếng Anh và chú ý đến cách dùng thành ngữ Go Bananas:

AMERICAN VOICE: I was on the freeway the other day in this terrible traffic jam. Suddenly, the guy in the car next to me just went bananas. He was screaming and yelling and then he crashed his Mercedes into my new BMW! Totally out of control!

TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ nhì là Compare Apples and Oranges gồm có chữ Compare, đánh vần là C-O-M-P-A-R-E, nghĩa là so sánh; Apples, đánh vần là A-P-P-L-E-S, nghĩa là trái táo tây, và Oranges, đánh vần là O-R-A-N-G-E-S, nghĩa là trái cam. Thành ngữ Compare Apples and Oranges có nghĩa là so sánh trái táo với trái cam, tức là so sánh hai thứ không cùng một loại với nhau. Hay nói một cách khác là so sánh không đúng cách. Ta hãy nghe thí dụ sau đây trong đó hai sinh viên tên là Dave và Sarah nói chuyện với nhau về những nhạc sĩ mà họ ưa thích:

AMERICAN VOICE: Dave says Madonna is the world's greatest performing artist but Sarah thinks that Yo Yo Ma is the best. I say they are comparing apples and oranges. Madonna is a pop singer and Yo Yo Ma is a classical cellist.

TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Anh Dave nói rằng Madonna là nghệ sĩ trình diễn hay nhất thế giới, nhưng cô Sarah thì cho rằng Yo Yo Ma là nghệ sĩ hay nhất. Tôi thì tôi cho rằng họ so sánh không đúng cách. Cô Madonna là một ca nhạc sĩ pop, còn anh Yo Yo Ma là một nhạc sĩ đàn violonxen chơi nhạc cổ điển.

Ta hãy chú ý đến những từø mới trong câu tiếng Anh. Đó là Artist, đánh vần là A-R-T-I-S-T, có nghĩa là nghệ sĩ; Singer, đánh vần là S-I-N-G-E-R, có nghĩa là ca sĩ; Classical, đánh vần là C-L-A-S-S-I-C-A-L, nghĩa là cổ điển; và Cellist, đánh vần là C-E-L-L-I-S-T, nghĩa là người chơi đàn Violonxen. Bây giờ mời quý vị nghe lại câu tiếng Anh và để ý đến cách dùng thành ngữ Compare Apples and Oranges:

AMERICAN VOICE: Dave says Madonna is the world's greatest performing artist but Sarah thinks that Yo Yo Ma is the best. I say they are comparing apples and oranges. Madonna is a pop singer and Yo Yo Ma is a classical cellist.

TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ ba trong bài học hôm nay là Hear Through the Grapevine, trong đó có từ Grapevine đánh vần là G-R-A-P-E-V-I-N-E, có nghĩa là dây nho. Hear Through the Grapevine nghĩa đen là nghe tin qua đám dây nho, tức là nghe những tin đồn qua đường lối không chính thức hay qua bạn bè. Chữ Grapevine xuất xứ từ thời kỳ có máy điện báo, và dân chúng Mỹ so sánh các đường dây điện báo cũng rắc rối y như dây nho vậy. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về tin đồn một đôi bạn tên là Mark và Julie bỏ nhau. AMERICAN VOICE: I heard through the grapevine that Mark and Julie just broke up. I can't believe it. I thought they were going to get married. Julie's sister called this morning to give me the bad news.

TEXT:(TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Tôi vừa nghe một tin không chính thức nói rằng anh Mark và cô Julie vừa bỏ nhau. Tôi không thể tưởng tượng được. Tôi tưởng hai người sắp kết hôn với nhau. Chị cô Julie gọi điện thoại sáng nay và báo cho tôi biết tin buồn này.

Trong câu tiếng Anh có một vài chữ mới là: Broke Up, đánh vần là B-R-O-K-E và U-P, có nghĩa là bỏ nhau; Believe, đánh vần là B-E-L-I-E-V-E, nghĩa là tin tưởng; và Married, đánh vần là M-A-R-R-I-E-D, nghĩa là kết hôn. Bây giờ mờiø quý vị nghe lại câu tiếng Anh và để ý đến cách dùng thành ngữ Hear Through the Grapevine:

AMERICAN VOICE: I heard through the grapevine that Mark and Julie just broke up. I can't believe it. I thought they were going to get married. Julie's sister called this morning to give me the bad news.

TEXT: (TRANG): Thành ngữ Lemon là thành ngữ cuối cùng trong bài học hôm nay. Lemon, đánh vần là L-E-M-O-N, là trái chanh, và dùng để chỉ một món hàng có phẩm chất xấu, nhất là khi nói về xe hơi. Ta hãy nghe một người than phiền về chiếc xe hơi xấu mà ông ta đã mua lầm.

AMERICAN VOICE: Only three weeks after I bought my new pick up truck, problems started. First the doors wouldn't close and then the brakes failed. I should have known the truck wad a lemon when the dealer gave me a five hundred dollar discount.

TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Chỉ 3 tuần sau khi tôi mua chiếc xe hàng mới, những vụ trục trặc bắt đầu xảy ra. Mới đầu thì cánh cửa không đóng được, rồi cái thắng hỏng. Đáng lý ra tôi đã phải biết là tôi mua lầm một chiếc xe xấu khi tiệm bán xe bớt cho tôi 500 đô la.

Chúng ta hãy học thêm vài chữ mới: Pickup Truck, đánh vần là P-I-C-K-U-P và T-R-U-C-K là xe chở hàng loại nhỏ; Brakes, đánh vần là B-R-A-K-E-S, nghĩa là cái thắng xe; Dealer, đánh vần là D-E-A-L-E-R, là tiệm hay người bán xe; và Discount, đánh vần là D-I-S-C-O-U-N-T, là tiền trừ bớt. Bây giờ chúng ta hãy nghe lại câu tiếng Anh với thành ngữ Lemon:

AMERICAN VOICE: Only three weeks after I bought my new pickup truck, problems started. First the doors wouldn't close and then the brakes failed. I should have known the truck wad a lemon when the dealer gave me a five hundred dollar discount.

TEXT: (TRANG): Thành ngữ Lemon đã chấm dứt bài học số 14 trong chương trình thành ngữ English American Style. Như vậy là hôm nay chúng ta học được 4 thành ngữ mới. Một là Go Bananas nghĩa là nổi giận hay nổi điên. Hai là Compare Apples With Oranges là so sánh không đúng cách. Ba là Hear Through the Grapevine là nghe tin một cách không chính thức. Và bốn là Lemon là một món hàng xấu. Huyền Trang xin kính chào quý vị và xin hẹn gặp lại quý vị trong bài học kế tiếp.


013. ENGLISH AMERICAN STYLE_LESSON #13: In cahoots with, Lip service, Hare-brained.

LESSON #13: In cahoots with, Lip service, Hare-brained.


Huyền Trang xin kính chào quý vị thính giả. Trong bài học thành ngữ English American Style số 13 hôm nay, chúng tôi xin đem đến quý vị 3 thành ngữ mới. Đó là In Cahoots With, Lip Service, và Hare Brained. Nhật báo Washington Post hồi gần đây có tường thuật rằng một viên chức chính phủ nói rằng các công ty bảo hiểm sức khỏe đã thông đồng với Đảng Cộng hòa để tìm cách ngăn không cho Quốc hội thông qua chương trình chăm sóc sức khỏe do Tổng thống Clinton đề nghị. Tờ báo đã dùng thành ngữ In Cahoots With để chỉ sự thông đồng của các công ty bảo hiểm. Chữ Cahoots, đánh vần là C-A-H-O-O-T-S, xuất xứ từ chữ Cahute có nghĩa là một cái lều hay một căn nhà kín đáo.
Thành ngữ In Cahoots With có nghĩa là thỏa thuận ngấm ngầm hay thông đồng với một người nào đó để làm một điều trái luật pháp. Trong đời sống hàng ngày, ta hãy nghe thí dụ sau đây về một người gác kho hàng đã thông đồng với một băng đảng để ăn trộm hàng hóa trong kho.
AMERICAN VOICE: The warehouse security guard was in cahoots with the gang that stole hundreds of cases of cigarettes and whiskey. He gave them the key to the building and in return they paid him well.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Người gác kho hàng đã thông đồng với bọn băng đảng để ăn cắp hàng trăm thùng thuốc lá và rượu Whiskey. Người gác đã trao chìa khóa kho hàng cho bọn băng đảng và để đổi lại chúng đã trả khá nhiều tiền cho anh ta.
Xin quý vị chú ý đến những chữ mới sau đây: Warehouse, đánh vần là W-A-R-E-H-O-U-S-E, có nghĩa là kho hàng; Security, đánh vần là S-E-C-U-R-I-T-Y, nghĩa là an ninh; Gang, đánh vần là G-A-N-G, có nghĩa là băng đảng; và Key, đánh vần là K-E-Y, có nghĩa là chìa khóa. Bây giờ chúng tôi xin nhắc lại câu tiếng Anh để quý vị theo dõi cách dùng thành ngữ In Cahoots With:
AMERICAN VOICE: The warehouse security guard was in cahoots with the gang that stole hundreds of cases of cigarettes and whiskey. He gave them the key to the building and in return they paid him well.
TEXT: (TRANG): Một bài báo đăng trên tờ Washington Post bình luận rằng Hội Bảo hiểm sức khỏe ở Hoa Kỳ chỉ ủng hộ suông đối với chương trình chăm sóc sức khỏe của Tổng thống Clinton mà thôi. Và tờ báo đã dùng thành ngữ Lip Service để chỉ hành động ủng hộ suông của Hội bảo hiểm, và đó là thành ngữ thứ nhì mà chúng ta học trong bài hôm nay.
Thành ngữ Lip Service đánh vần là L-I-P, nghĩa đen là cái môi, và S-E-R-V-I-C-E có nghĩa là công việc. Thành ngữ Lip Servic nghĩa bóng là một sự ủng hộ giả dối bằng lời nói chứ không đi đôi với việc làm. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về một ứng cử viên chỉ đưa ra những lời hứa trống rỗng mà không làm tròn những lời hứa này.
AMERICAN VOICE: I'm sure the mayor of our city will lose in his reelection bid this fall. He's simply failed to carry out his election promises. All he gives to those solemn promises now is lip service.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Tôi tin chắc rằng ông thị trưởng thành phố chúng ta sẽ thua trong cuộc vận động tái bầu trong mùa thu này. Ông ta đã không thực hiện những lời hứa khi ông ra ứng cử. Ông ta chỉ ủng hộ bằng miệng những lời hứa nghiêm trang của ông khi trước.
Có một vài chữ mà chúng ta cần chú ý. Đó là Mayor, đánh vần là M-A-Y-O-R, nghĩa là thị trưởng; Lose, đánh vần là L-O-S-E, nghĩa là thua hay thất cử; Reelection, đánh vần là R-E-E-E-L-E-C-T-I-O-N, nghĩa là tái bầu cử; Carry Out, đánh vần là C-A-R-R-Y và O-U-T, nghĩa là thực hiện; và Promises, đánh vần là P-R-O-M-I-S-E-S, nghĩa là những lời hứa. Bây giờ ta hãy nghe lại câu tiếng Anh và để ý đến cách dùng thành ngữ Lip Service.
AMERICAN VOICE: I'm sure the mayor of our city will lose in his reelection bid this fall. He's simply failed to carry out his election promises. All he gives to those solemn promises now is lip service.
TEXT: (TRANG): Nhật báo New York Times loan tin rằng khi nghe nhiều bài diễn văn về chăm sóc sức khỏe, một bác sĩ tại bang California hăng hái nói rằng chương trình của Tổng thống Clinton không phải là một chương trình nông nổi. Tờ báo đã dùng thành ngữ Hare-brained để tả tính cách nông nổi của chương trình.
Hare-brained là thành ngữ cuối trong bài học hôm nay, và đánh vần là H-A-R-E, nghĩa là con thỏ rừng,và B-R-A-I-N-E-D, nghĩa là có trí óc. Thành ngữ Hare-brained nghĩa đen là có đầu óc của một con thỏ rừng, nhưng nghĩa bóng là có tính nông nổi hay điên rồ. Thành ngữ này xuất xứ từ một câu chuyện cổ tích của Anh nói về một con thỏ rừng hay có tính liều lĩnh, điên rồ, làm nhiều điều mà không suy nghĩ. Trong thí dụ sau đây, ta hãy nghe bàn về cái ý kiến đưa người lên mặt trăng mà vào đầu thế kỷ thứ 19 được coi là một ý kiến liều lĩnh.
AMERICAN VOICE: A lot of people thought it was a hare-brained scheme to try to send people to the moon. But on July 20,1969 the whole world watched two astronauts set foot on earth's neighbor planet.
TEXT:(TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Có nhiều người nghĩ rằng tìm cách đưa người lên mặt trăng là một kế hoạch điên rồ. Tuy nhiên, vào ngày 20 tháng 7 năm 1969, cả thế giới đã ngắm nhìn hai phi hành gia đặt chân lên mặt trăng, hành tinh láng giềng của trái đất.
Có một vài chữ mới mà ta cần chú ý. Đó là: Scheme, đánh vần là S-C-H-E-M-E, nghĩa là kế hoạch; Moon, đánh vần là M-O-O-N, có nghĩa là mặt trăng; Watch, đánh vần là W-A-T-C-H, nghĩa là ngắm nhìn; Astronaut, đánh vần là A-S-T-R-O-N-A-U-T, có nghĩa là phi hành gia; và Planet, đánh vần là P-L-A-N-E-T, có nghĩa là hành tinh. Bây giờ mờiø quý vị nghe lại câu tiếng Anh và để ý đến cách dùng thành ngữ Hare-brained.
AMERICAN VOICE: A lot of people thought it was a hare-brained scheme to try to send people to the moon. But on July 20 1969 the whole world watched two astronauts set foot on earth's neighbor planet.
TEXT: (TRANG): Thành ngữ Hare-brained đã chấm dứt bài học số 13 trong chương trình thành ngữ English American Style. Như vậy là hôm nay chúng ta học được 3 thành ngữ mới. Một là In Cahoots With nghĩa là thông đồng với một người nào; hai là Pay Lip Service là ủng hộ suông mà không làm gì hết; và ba là Hare-brained là liều lĩnh hay điên rồ. Huyền Trang xin kính chào quý vị và xin hẹn gặp lại quý vị trong bài học kế tiếp.

 



012. ENGLISH AMERICAN STYLE_LESSON #12: Out to lunch, Backed into a corner, Spell out.


LESSON #12: Out to lunch, Backed into a corner, Spell out.


Huyền Trang xin kính chào quý vị thính giả. Trong bài học thành ngữ English American Style số 12, hôm nay chúng tôi xin đem đến quý vị 3 thành ngữ mới. Đó là Out to Lunch, Backed Into a Corner, và Spell Out.

Khi bàn về tình hình Cuba, nhật báo Washington Post nêu câu hỏi như sau: Liệu chúng ta có sẵn sàng chấp nhận một nước Cuba mới hay không? Nhiều thay đổi đang xảy ra nhưng Washington thì tỏ ra xa vời thực tế.

Tờ báo đã dùng thành ngữ Out to Lunch để tả thái độ lơ là của Washington, và đó là thành ngữ thứ nhất trong bài học hôm nay, gồm có chữ Out đánh vần là O-U-T, có nghĩa là ra ngoài, và Lunch đánh vần la øL-U-N-C-H, có nghĩa là bữa ăn trưa. Out to Lunch nghĩa đen là đi ra ngoài ăn trưa, nhưng nghĩa bóng là mơ mộng, không chú ý đến tình hình hiện tại hay là xa vời thực tế. Ta hãy nghe thí dụ sau đây trong đó một thầy giáo trách mắng một cậu học sinh tên John là không chịu chú ý vào việc học hành.

AMERICAN VOICE: John, you really have to pay more attention. I just went over that topic. You must have been out to lunch with your mind a thousand miles away. Okay I’ll go over it one more time.

TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Này anh John, anh cần phải chú ý nhiều hơn nữa. Tôi vừa mới giảng giải đề tài đó. Chắc chắn là anh đã mơ mộng vẩn vơ, và đầu óc anh ở cách xa đây hàng ngàn dặm. Thôi được, tôi sẽ duyệt đề tài này lại một lần nữa.

Trong câu tiếng Anh có một vài chữ mới mà ta cần chú ý như sau: Attention đánh vần là A-T-T-E-N-T-I-O-N, có nghĩa là sự chú ý; Topic đánh vần là T-O-P-I-C, có nghĩa là đề tài, Mind đánh vần là M-I-N-D, nghĩa là trí óc; và Go Over đánh vần la øG-O và O-V-E-R, nghĩa là duyệt lại.

Bây giờ mời quý vị nghe lại câu tiếng Anh và để ý đến cách dùng thành ngữ Out to lunch AMERICAN VOICE: John, you really have to pay more attention. I just went over that topic. You must have been out to luch with your mind a thousand miles away. Okay I’ll go over it one more time.

TEXT: (TRANG): Một bình luận gia Mỹ cảnh cáo rằng càng ngày Hoa Kỳ càng cảm thấy bị dồn vào một góc về vấn đề người Cuba tỵ nan. Và bình luận gia này đã dùng thành ngữ Backed Into a Corner để tả thế kẹt mà Hoa kỳ bị rơi vào.

Backed Into a Corner là thành ngữ thứ nhì mà chúng ta học trong bài này, gồm có chữ Backed, đánh vần là B-A-C-K-E-D, nghĩa là bị dồn vào một chỗ, và Corner, đánh vần la øC-O-R-N-E-R, có nghĩa là một góc. Thành ngữ Backed Into a Corner dùng để tả tình thế bị kẹt không có lối ra. Trong đời sống hàng ngày, ta hãy nghe thí dụ sau đây về một người bị kẹt giữa hai hoàn cảnh không hay ho chút nào. Một là phải về hưu, và hai là bị giáng cấp.

AMERICAN VOICE: With the government cutting jobs these days, I’m backed into a corner. My job as manager is most likely to be abolished. Either I retire early or get pushed down to a lower grade.

TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Vì chính phủ đang cắt giảm công ăn việc làm vào lúc này, cho nên tôi bị rơi vào một thế kẹt. Công việc quản lý của tôi có lẽ sẽ bị hủy bỏ. Tôi phải hoặc là về hưu sớm hoặc bị đẩy xuống một cấp thấp hơn.

Xin quý vị chú ý đến một số chữ mới như sau: Government đánh vần là G-O-V-E-R-N-M-E-N-T, có nghĩa là chính phủ; Jobs đánh vần là J-O-B-S, có nghĩa là công việc làm; Manager đánh vần là M-A-N-A-G-E-R, có nghĩa là quản lý; Retire đánh vần là R-E-T-I-R-E, có nghĩa là về hưu; và Grade đánh vần la øG-R-A-D-E, có nghĩa là cấp bậc.

Bây giờ ta hãy nghe lại đoạn tiếng Anh và chú ý đến cách dùng thành ngữ Backed Into a Corner.

AMERICAN VOICE: With the government cutting jobs these days, I’m backed into a corner. My job as manager is most likely to be abolished. Either I retire early or get pushed down to a lower grade.

TEXT: (TRANG): Một người Cuba tỵ nạn tại căn cứ hải quân Guatanamo nói rằng ông đã nghe tin tức trên đài phát thanh Mỹ và Cuba nói rõ chính sách mới của chính phủ Mỹ là những người Cuba được vớt trên biển sẽ không được phép định cư tại Hoa Kỳ. Người tỵ nạn này đã dùng thành ngữ Spell Out để chỉ hành động giải thích cặn kẽ của các đài phát thanh. Thành ngữ Spell Out là thành ngữ thứ ba trong bài học hôm nay, đánh vần là S-P-E-L-L và O-U-T có nghĩa là đánh vần từng chữ một, hay nói một cách khác là giải thích cặn kẽ.

Ta hãy nghe thí dụ sau đây trong đó một nhân viên yêu cầu ông xếp tên Brown giải thích chi tiết các dự định của công ty trong tương lai:

AMERICAN VOICE: Mr. Brown, you say our compay’s policy might change in the near future to adjust to the needs of the market. As staffers, we‘re concerned. Could you spell out what plans you have in mind?

TEXT:TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Thưa ông Brown, ông có nói rằng chính sách của công ty chúng ta có thể thay đổi trong một ngày gần đây để thích ứng với các nhu cầu của thị trường. Chúng tôi là nhân viên nên rất lo ngại. Liệu ông có thể giải thích cặn kẽ là ông có kế hoạch gì hay không?

Ta hãy để ý đến những chữ mới trong thí dụ này. Đó là Policy, đánh vần la øP-O-LI-C-Y, có nghĩa là chính sách hay đường lối; Adjust đánh vần là A-D-J-U-S-T, nghĩa là thích ứng; Needs đánh vần la øN-E-E-D-S, có nghĩa là nhu cầu; Staffers đánh vần làS-T-A-F-F-E-R-S, có nghĩa là nhân viên; và Concerned đánh vần la øC-O-N-C-E-R-N-E-D, có nghĩa là lo ngại.

Bây giờ mời quý vị nghe lại câu tiếng Anh và chú ý đến cách cùng thành ngữ Spell Out:

AMERICAN VOICE: Mr. Brown, you say our company’s policy might change in the near future to adjust to the needs of the market. As staffers, we’re concerned. Could you spell out what plans you have in mind?

TEXT:(TRANG) : Thành ngữ Spell Out đã chấm dứt bài số 12 trong chương trình English American Style. Như vậy là hôm nay chúng ta học được 3 thành ngữ mới: một là Out Out to Lunch nghĩa là mơ mộng vẩn vơ hay là không đi sát thực têá; hai là Backed Into a Corner là bị dồn vào một thế kẹt; và ba là Spell Out nghĩa là giải thích cặn kẽ một điều gì. Huyền Trang xin kính chào quý vị và xin hẹn gặp lại quý vị trong bài kế tiếp.




011. ENGLISH AMERICAN STYLE_LESSON #11: Slapdash, Across the board, Back of the envelope.



LESSON #11: Slapdash, Across the board, Back of the envelope.


Huyền Trang xin kính chào quý vị thính giả. Trong bài học số 11 của chương trình thành ngữ õ English American Style hôm nay chúng tôi xin đem đến quý vị 3 thành ngữ mà báo chí Mỹ thường dùng khi tường thuật về chương trình chăm sóc sức khoẻ của Tổng thống Clinton. Đó là Slapdash, Across the Board, và Back of the Envelope.

Chúng ta bắt đầu với thành ngữ thứ nhất là Slapdash. Chương trình chăm sóc sức khỏe của Tổng thống Clinton hồi gần đây đã được báo chí đề cập đến rất nhiều. Tờ Wall Street Journal đã dùng từ Slapdash khi nói đến tính cách thiếu sót của dự luật chăm sóc sức khỏe mà Ủy ban Tài chánh Thượng viện vừa thông qua. Thành ngữ Slapdash, đánh vần là S-L-A-P-D-A-S-H, dùng để tả một cái gì được làm một cách cẩu thả. Thành ngữ này có lẽ xuất xứ từ chữ Slapdashing là một lối sơn phết bằng cách trát thạch cao lung tung trên tường, không theo một đường lối nào cả.

Ta hãy nghe một thí dụ sau đây trong đó một giáo sư nói với cậu học trò tên John là sẽ cho cậu điểm xấu vì cậu làm bài một cách quá cẩu thả:

AMERICAN VOICE: John, I'm afraid I have to give you a failing grade for your term paper. I'm sorry but it's too slapdash. It looks like you wrote it at the last minute without any serious research.

TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Anh John, tôi e rằng tôi phải cho bài làm của anh một điểm xấu. Tôi rất tiếc là bài này được viết ra một cách quá cẩu thả, trông có vẻ như anh viết nó vào phút chót mà không chịu tìm tòi nghiên cứu cẩn thận gì cả.

Trong câu tiếng Anh có vài chữ mới xin quý vị lưu ý. Đó là Grade, đánh vần là G-R-A-D-E, có nghĩa là điểm mà thầy giáo phê vào mỗi bài làm; Failing, đánh vần là F-A-I-L-I-N-G, có nghĩa là xấu hay bị đánh rớt khi thi cử; Serious, đánh vần là S-E-R-I-O-U-S, có nghĩa là nghiêm chỉnh; và Research, đánh vần là R-E-S-E-A-R-C-H, có nghĩa là nghiên cứu, tìm tòi.

Bây giờ mời quý vị nghe lại thí dụ vừa kể bằng tiếng Anh:

AMERICAN VOICE: John, I'm afraid I have to give you a failing grade for your term paper. I'm sorry but it's too slapdash. It looks like you wrote it at the last minute without any serious research.

TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ nhì trong bài học hôm nay là Across the Board. Nhật báo Washington Post đã dùng thành ngữ này để nói về đủ mọi loại thay đổi trong chương trình chăm sóc sức khỏe mà Tổng thống Clinton đề nghị. Có hai chữ mà chúng ta cần biết là Across, đánh vần là A-C-R-O-S-S, có nghĩa là ngang qua, và Board, đánh vần là B-O-A-R-D, có nghĩa là tấm bảng.

Thành ngữ Across the Board xuất xứ từ nơi đua ngựa. Tại trường đua có một tấm bảng để ghi tên con ngựa nào về nhất, nhì và ba. Nếu quý vị muốn cho một con ngựa có cơ hội thắng cuộc đua thì phải đánh nó về cả ba hạng, tức là đánh cá Across the Board. Trong đời sống hàng ngày, thành ngữ Across the Board được dùng để chỉ tất cả các thứ loại hay trường hợp. Chẳng hạn như người ta nói Across the board wage increases là tăng lương cho tất cả mọi công nhân; hay Across the board airfare increases là tăng giá vé máy bay đủ mọi hạng.

Ta hãy nghe thí dụ sau đây về vụ các cơ quan thuộc chính phủ liên bang Mỹ phải giảm nhân viên ở đủ mọi cấp bậc:

AMERICAN VOICE: Because of tighter budgets, federal agencies face losing staff with across the board cutbacks. This means that every US government agency will be affected at all levels.

TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Vì ngân sách bị thắt chặt nên các cơ quan của chính phủ liên bang phải cắt giảm nhân viên ở mọi cấp bậc. Điều này có nghĩa là mỗi cơ quan của chánh phủ Mỹ đều sẽ bị ảnh hưởng tại mọi cấp bậc.

Ta hãy chú ý đến vài chữ mới như: Budget, đánh vần là B-U-D-G-E-T có nghĩa là ngân sách; Agency, đánh vần là A-G-E-N-C-Y, có nghĩa là cơ quan; Staff, đánh vần là S-T-A-F-F, có nghĩa là nhân viên; và Cutbacks, đánh vần là C-U-T-B-A-C-K-S, có nghĩa là cắt giảm.

Bây giờ mời quý vị nghe lại đoạn tiếng Anh và chú ý đến cách dùng thành ngữ Across the Board:

AMERICAN VOICE: Because of tighter budgets, federal agencies face losing staff with across the board cutbacks. This means that every US government agency will be affected at all levels. TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ ba là Back of the Envelope, nghĩa đen là đằng sau lưng cái bao thư, và nghĩa bóng là tính toán một cách phỏng chừng. Sở dĩ có thành ngữ này là vì khi ta muốn làm toán một cách vội vã ta thường kiếm vội một mảnh giấy để viết các con số lên đó, và thường thường thì một cái bao thư là cái dễ tìm thấy nhất để viết lên đó.

Thành ngữ Back of the Envelope đã được một nghị sĩ Mỹ dùng khi ông muốn tính phỏng chừng những tổn phí của chương trình chăm sóc sức khỏe mới của Hoa Kỳ. Trong đời sống hàng ngày, ta hãy nghe thí dụ sau đây về một người thợ mộc tính phỏng chừng giá cả của mấy cái tủ đựng chén dĩa trong nhà bếp mà bà Wood muốn ông ta làm.

AMERICAN VOICE: Mrs. Wood, if you ask me what it will cost you to put in these cabinets, my back of the envelope figure will be about $1,500. It could be more, of course depending on the design you want.

TEXT:(TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Này bà Wood, nếu bà hỏi tôi là làm mấy cái tủ này tốn bao nhiêu tiền thì con số mà tôi tính phỏng chừng sẽ là khoảng 1,500 đô la. Có thể cao hơn nữa tùy theo bà thích kiểu gì.

Có một vài chữ mới mà ta cần chú ý. Đó là: Cost, đánh vần là C-O-S-T, có nghĩa là tốn kém; Cabinet, đánh vần là C-A-B-I-N-E-T, có nghĩa là tủ đựng quần áo hay chén dĩa; Figure, đánh vần là F-I-G-U-R-E, nghĩa là con số; và Design, đánh vần là D-E-S-I-G-N, nghĩa là kiểu.

Bây giờ quý vị nghe lại đoạn tiếng Anh trong đó có thành ngữ Back of the Envelope:

AMERICAN VOICE: Mrs. Wood, if you ask me what it will cost you to put in these cabinets, my back of the envelope figure will be about $1,500. It could be more, of course depending on the design you want.

TEXT: (TRANG): Thành ngữ Back of the Envelope đã chấm dứt bài học số 11 trong chương trình thành ngữ English American Style. Như vậy là hôm nay chúng ta học được 3 thành ngữ mới. Một là Slapdash nghĩa là làm một cách cẩu thả, hai là Across the Board là đủ mọi tầng lớp hay cấp bậc, và ba là Back of the Envelope nghĩa là tính toán một cách phỏng chừng. Huyền Trang xin kính chào quý vị và xin hẹn gặp lại quý vị trong bài học kế tiếp. 

010. ENGLISH AMERICAN STYLE_LESSON #10: Hunker down, Hold the high ground, Trench warfare.

 


LESSON #10: Hunker down, Hold the high ground, Trench warfare.


Huyền Trang xin kính chào quý vị thính giả. Trong bài học số 10 của chương trình thành ngữ õ English American Style hôm nay chúng tôi xin đem đến quý vị 3 thành ngữ mà giới thông tin báo chí Mỹ vẫn thường dùng khi tường thuật về cuộc tranh luận tại Quốc hội Mỹ về vấn đề chăm sóc sức khỏe cho dân chúng toàn quốc. Đó là Hunker Down, Hold the High Ground, và Trench Warfare.
Chúng ta bắt đầu với thành ngữ thứ nhất là Hunker Down, đánh vần là H-U-N-K-E-R và D-O-W-N, nghĩa đen là ngồi lom khom sát mặt đất như là lính tráng vẫn thường làm khi có nổ súng, và nghĩa bóng là chú tâm làm việc để đối phó với một thử thách hay một vấn đề khó khăn. Tờ Christian Science Monitor đã dùng thành ngữ Hunker Down khi viết rằng các nhà lập pháp Mỹ đã phải làm việc ráo riết để tranh luận về chương trình chăm sóc sức khỏe toàn quốc trong tháng 8 là tháng mà Quốc hội theo thông lệ vẫn nghỉ nhóm. Ta hãy nghe một thí dụ sau đây trong đó một sinh viên nói về những ngày anh ta còn học ở đại học:
AMERICAN VOICE: I still remember my college days. Most of us had a lot of fun during our first two years. But after that we really had to hunker down and study hard to graduate.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Tôi vẫn còn nhớ những ngày tôi học ở đại học. Phần đông chúng tôi đã chơi đùa trong suốt 2 năm đầu. Nhưng sau đó chúng tôi đã phải chú tâm vào việc học hành chăm chỉ để ra trường.
Trong câu tiếng Anh có vài chữ mới mà chúng ta cần biết. Đó là Remember, đánh vần là R-E-M-E-M-B-E-R, có nghĩa là nhớ; Fun, đánh vần là F-U-N, có nghĩa là vui chơi; và Graduate, đánh vần là G-R-A-D-U-A-T-E, có nghĩa là tốt nghiệp hay ra trường.
Bây giờ mời quý vị nghe lại câu tiếng Anh và chú ý đến cách dùng thành ngữ Hunker Down:
AMERICAN VOICE: I still remember my college days. Most of us had a lot of fun during our first two years. But after that we really had to hunker down and study hard to graduate.
TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ hai trong bài học hôm nay là Hold the High Ground mà nhật báo Wall Street Journal đã dùng để mô tả địa vị ưu thế trên chính trường Mỹ của phe nào tại Quốc hội mà sẽ thắng trong cuộc tranh luận về chương trình chăm sóc sức khỏe toàn quốc. Thành ngữ Hold the High Ground gồm có chữ Hold, đánh vần là H-O-L-D, có nghĩa là cầm giữ hay chiếm cứ; High Ground, đánh vần là H-I-G-H và G-R-O-U-N-D, có nghĩa là một chỗ cao như ngọn đồi chẳng hạn. Thành ngữ Hold the High Ground được dùng trong quân đội là giữ vị trí trên đồi cao, và trong đời sống hàng ngày thành ngữ này có nghĩa là chiếm ưu thế. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về một ứng cử viên nói chuyện với các nhân viên làm việc trong cuộc vận động tranh cử của ông.
AMERICAN VOICE: I know we can win this election fight. We hold the high ground because we have more campaign money and a more popular candidate than the other party.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Tôi biết là chúng ta có thể thắng trong cuộc tranh cử này. Chúng ta chiếm địa vị ưu thế bởi vì chúng ta có nhiều tiền vận động tranh cử và có một ứng cử viên được lòng dân hơn đảng kia.
Có vài từ mới mà quý vị cần lưu ý. Đó là Win, đánh vần là W-I-N, có nghĩa là thắng. Election, đánh vần là E-L-E-C-T-I-O-N, có nghĩa là cuộc bầu cử. Campaign, đánh vần là C-A-M-P-A-I-G-N, có nghĩa là cuộc vận động tranh cử. Candidate, đánh vần là C-A-N-D-I-D-A-T-E, có nghĩa là ứng cử viên. Và Party, đánh vần là P-A-R-T-Y, có nghĩa là đảng chính trị. Bây giờ chúng ta hãy nghe lại câu tiếng Anh và chú ý đến cách dùng thành ngữ Hold the High Ground.
AMERICAN VOICE: I know we can win this election fight. We hold the high ground because we have more campaign money and a more popular candidate than the other party.
TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ ba và cũng là cuối cùng trong bài học hôm nay là Trench Warfare, gồm chữ Trench, đánh vần là T-R-E-N-C-H, có nghĩa là cái rãnh hay hào mà binh sĩ núp ở dưới đó để đánh nhau, và Warfare, đánh vần là W-A-R-F-A-R-E, có nghĩa là cuộc giao tranh. Thành ngữ Trench Warfare là một cuộc tranh đấu gay go, giống như binh sĩ hai bên núp dưới hào để đánh nhau vậy. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về anh Tony, một thanh niên mồ côi và nghèo khó mà cuộc sống đối với anh lúc nào cũng là một cuộc đấu tranh
AMERICAN VOICE: Tony lost both his parents very young and was brought up by his uncle in a poor neighborhood where crime and drugs are common. Life was trench warfare for him, always a struggle.
TEXT:(TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Anh Tony đã mất cả bố mẹ khi anh còn nhỏ và được chú anh nuôi tại một khu xóm nghèo nơi mà nạn phạm pháp và ma túy xảy rất thường. Cuộc sống đối với anh lúc nào cũng là một cuộc đấu tranh hết sức gay go.
Trong đoạn tiếng Anh có vài chữ mới mà chúng ta cần lưu ý. Đó là Neighborhood, đánh vần là N-E-I-G-H-B-O-R-H-O-O-D, có nghĩa là khu xóm nơi mình ở. Crime, đánh vần là C-R-I-M-E, là tội ác hay nạn phạm pháp. Drugs, đánh vần là D-R-U-G-S là các chất ma túy. Và Struggle, đánh vần là S-T-R-U-G-G-L-E, có nghĩa là một cuộc đấu tranh. Bây giờ ta hãy nghe lại câu tiếng Anh và chú ý đến cách dùng thành ngữ Trench Warfare.
AMERICAN VOICE: Tony lost both his parents very young and was brought up by his uncle in a poor neighborhood where crime and drugs are common. Life was trench warfare for him, always a struggle.
TEXT: (TRANG): Thành ngữ Trench Warfare đã chấm dứt bài học số 10 trong chương trình thành ngữ English American Style. Như vậy hôm nay chúng ta học được 3 thành ngữ mới sau đây: Hunker Down là chú tâm làm việc; Hold the High Ground là chiếm một địa vị ưu thế, và Trench Warfare là một cuộc đấu tranh gay go. Huyền Trang xin kính chào quý vị và xin hẹn gặp lại quý vị trong bài học kế tiếp.


009. ENGLISH AMERICAN STYLE_LESSON #9: Fib, White lie, Lie in your teeth, Whopper.





















LESSON #9: Fib, White lie, Lie in your teeth, Whopper.


Huyền Trang xin kính chào quý vị thính giả. Trong bài học thành ngữ English American Style số 9, hôm nay chúng tôi xin đem đến quý vị 4 thành ngữ liên quan đến vấn đề nói dối ở các mức độ ít nhiều khác nhau. Đó là các thành ngữ Fib, White Lie, Lie in Your Teeth, và Whopper.

Chúng ta bắt đầu với thành ngữ thứ nhất là Fib, đánh vần la øF-I-B, có nghĩa là một lời dối nhẹ nhàng, không có ý ám hại ai cả, hay nếu có thì cũng chỉ có hại cho chính mình mà thôi. Chúng ta hãy nghe thí dụ sau đây, trong đó một sinh viên nói về bạn anh ta tên là Johnny thích nói dối với người khác là anh ta học rất giỏi mặc dầu sự thật không đúng hẳn như vậy.

AMERICAN VOICE: Johnny tells everybody he got straight A’s last September. I’m afraid he’s telling a fib. I happen to know he got at least one B, but he is too embarrassed to admit it.

TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Anh Johnny nói với mọi người rằng anh ta lãnh được toàn điểm A trong tháng 9 vừa qua.Tôi e rằng anh ta đã nói dối và hơi khoác lác một chút. Tôi biết rõ là anh ta ít ra cũng bị một điểm B, nhưng anh ta xấu hổ không muốn nhận điều này.

Trong câu tiếng Anh có một vài chữ mới mà chúng ta cần chú ý đến. Đó là Straight, đánh vần là S-T-R-A-I-G-H-T, có nghĩa là suốt một loạt, và Embarrassed, đánh vần là E-M-B-A-R-R-A-S-S-E-D có nghĩa là xấu hổ. Bây giờ chúng tôi xin lập lại câu tiếng Anh để quý vị theo dõi cách dùng thành ngữ Tell a Fib:

AMERICAN VOICE: Johnny tells everybody he got straight A’s last September. I’m afraid he’s telling a fib. I happen to know he got at least one B, but he is too embarrassed to admit it.

TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ hai là White Lie, gồm chữ White đánh vần la øW-H-I-T-E, tức là màu trắng, và Lie đánh vần la øL-I-E, nghĩa là nói dối. White Lie là một lời nói dối khi người ta muốn tỏ ra lịch sự hay không muốn làm ai buồn phiền. Đây là lời nói dối có lý do chính đáng. Ta hãy nghe thí dụ sau đây, trong đó một người đã nói dối để làm vui lòng bạn anh ta là cô Sally khi cô hỏi anh ta xem cái áo mới của cô có đẹp hay không.

AMERICAN VOICE: I told Sally a white lie when she asked me how I liked her new party dress. I didn’t like the color or the design but when I saw how happy she was with it, I told her it looked great.

TEXT: (TRANG): Đoạn tiếng Anh này có nghĩa như sau: Tôi đã nói dối với cô Sally khi cô ta hỏi tôi có thích cái áo dạ tiệc mới của cô hay không. Tôi không thích màu sắc mà cũng không thích kiểu áo này, nhưng khi tôi thấy cô ấy rất thích cái áo đó, tôi bèn nói rằng cái áo đó đẹp lắm.

Có một vài chữ mới mà chúng ta cần chú ý sau đây: Party đánh vần là P-A-R-T-Y, nghĩa là buổi dạ tiệc; Dress đánh vần là D-R-E-S-S, có nghĩa là cái áo đầm; Color đánh vần là C-O-L-O-R, nghĩa là màu sắc; và Design đánh vần là D-E-S-I-G-N, nghĩa là kiểu áo. Mời quý vị nghe lại câu tiếng Anh trong đó có thành ngữ White Lie:

AMERICAN VOICE : I told Sally a white lie when she asked me how I liked her new party dress. I didn’t like the color or the design but when I saw how happy she was with it, I told her it looked great.

TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ ba trong bài học hôm nay là Lie in Your Teeth, trong đó có chữ Teeth đánh vần là T-E-E-T-H, có nghĩa là cái răng. Thành ngữ Lie in Your Teeth có nghĩa là nói dối một cách trắng trợn để chạy tội hay để hại người khác. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về một phiên tòa xử một vụ giết người. Sau khi các bằng chứng đã được trình bày và các nhân chứng đưa ra lời khai, công tố viên kết luận với lời buộc tội là bị can đã dối trá. Công tố viên nói:

AMERICAN VOICE: When the defendant says he didn’t shoot the woman, he’s lying in his teeth. His fingerprints were on the gun and he was standing over the body when the police arrived.\

TEXT:(TRANG): Câu này có nghĩa như sau: Khi bị can nói rằng ông ta không bắn người đàn bà đó, ông ta đã nói dối một cách trắng trợn. Dấu tay của ông ta in trên khẩu súng và ông ta còn đứng gần xác bà đó khi cảnh sát tới nơi.

Xin quý vị chú ý đến một vài chữ mới. Defendant đánh vần là D-E-F-E-N-D-A-N-T, có nghĩa la øbị can hay người bị buộc tội; Shoot đánh vần là S-H-O-O-T, có nghĩa là bắn; Fingerprints đánh vần là F-I-N-G-E-R-P-R-I-N-T-S, có nghĩa là dấu tay; và Gun đánh vần là G-U-N, có nghĩa là khẩu súng. Bây giờ ta hãy nghe lại câu tiếng Anh và để ý đến cách dùng thành ngữ Lie in Your Teeth.

AMERICAN VOICE: When the defendant says he didn’t shoot the woman, he’s lying in his teeth. His fingerprints were on the gun and he was standing over the body when the police arrived.

TEXT:(TRANG): Thành ngữ cuối cùng là Whopper đánh vần là W-H-O-P-P-E-R, có nghĩa là một lời nói dối, phóng đại, khó có thể tin, được dùng như là một lời nói đùa. Ta hãy nghe thí dụ như sau đây về chuyện anh Joe đi câu cá rồi về nhà kể lại một câu chuyện khó tin như sau:

AMERICAN VOICE: Joe went fishing on Moon lake. He came back all wet without his rod and reel and told us a real whopper. He said he caught a fish so big it pulled him out of the boat and swam off with his rod and reel.

TEXT:(TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Anh Joe đi câu cáở hồ. Khi anh ta về nhà, quần áo ướt hết mà mất cả cần câu lẫn quấn dây câu.Anh ta kể lại câu chuyện khó tin và nói rằng anh ta bắt được một con cá to đến nỗi nó lôi anh ta ra khỏi thuyền rồi bơi đi mất mang theo cả cần câu lẫn dây câu.

Câu chuyện quả khó tin bởi vì sau đó bạn anh ta biết được điều gì đã thực sự xảy ra. Anh ta đã ngủ quên trên thuyền rồi đánh rơi cả cần câu lẫn dây câu. Anh ta bèn đứng lên để cố vớt lại cần câu nên bị rơi xuống nước và phải bơi vào bờ.

Trong câu tiếng Anh có vài chữ mới mà chúng ta cần biết. Wet đánh vần là W-E-T, nghĩa là ướt; Rod đánh vần là R-O-D, nghĩa là cần câu; Reel đánh vần là R-E-E-L, có nghĩa là ống quấn dây câu; và Swim Off đánh vần là S-W-I-M và O-F-F, có nghĩa là bơi đi mất. Bây giờ chúng ta hãy nghe lại câu tiếng Anh và để ý đến cách dùng thành ngữ Whopper:

AMERICAN VOICE Joe went fishing on Moon lake. He came back all wet without his rod and reel and told us a real whopper. He said he caught a fish so big it pulled him out of the boat and swam off with his rod and reel.

TEXT:(TRANG): Thành ngữ Whopper đã chấm dứt bài số 9 trong chương trình English American Style. Như vậy là hôm nay chúng ta học được 4 thành ngữ về nói dối: Một là Fib nghĩa là một lời nói dối nhẹ nhàng; hai là White Lie là lời nói dối không có ác ý; ba là Lie in Your Teeth là nói dối trắng trợn để chạy tội; và bốn là Whopper là lời nói dối khó tin và có vẻ bông đùa. Huyền Trang xin kính chào quý vị và xin hẹn gặp lại quý vị trong bài kế tiếp.

TEACH YOURSELF ENGLISH 1A 05

Who is that short boy?

 Còn cậu bé lùn đó là ai vậy?





008. ENGLISH AMERICAN STYLE_ LESSON #8: Hard sell, sell a bill of goods, sell down the river, sell someone short.




LESSON #8: Hard sell, sell a bill of goods, sell down the river, sell someone short.



Huyền Trang xin kính chào quý vị thính giả. Tuần trước chúng tôi có đem đến quý vị các thành ngữ có dùng chữ Buy là mua. Trong bài học thành ngữ English American Stle số 8, hôm nay chúng tôi xin trình bày cùng quý vị 4 thành ngữ có dùng chữ Sell, đánh vần là S-E-L-L, nghĩa là bán. Các thành ngữ đó là Hard Sell, Sell a Bill of Goods, Sell Down the River, và Sell Someone Short.
Bây giờ chúng tôi bắt đầu với thành ngữ Hard Sell. Chữ Hard đánh vần là H-A-R-D, có nghĩa là cứng rắn hay mạnh bạo, và trong trường hợp này Hard Sell là dùng áp lực mạnh để bán một món hàng. Có lẽ quý vị đã từng gặp một người bán hàng nói dai dẳng cho tới khi bạn phải mua một món hàng của anh ta. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về một người định mua một chiếc xe mới không đắt lắm. Nhưng vì bị người bán xe nói dai dẳng cuối cùng anh ta đã mua một chiếc xe với nhiều thứ không cần thiết.
AMERICAN VOICE: I want a cheap car without a lot of extras. But the salesman gave me a hard sell so I ended up with stuff I didn't need like leather seats, a sun roof, and a lot of other things.
TEXT: (TRANG): Đoạn tiếng Anh này có nghĩa như sau: Tôi muốn mua một chiếc xe rẻ tiền, không có nhiều thứ phụ thuộc. Nhưng người bán hàng đã dùng áp lực khiến tôi phải mua nhiều thứ mà tôi không cần như ghế da, mui xe bằng kiếng và nhiều thứ khác.
Trong câu tiếng Anh có một vài chữ mới chúng ta cần biết. Cheap, đánh vần là C-H-E-A-P, là rẻ tiền; Salesman, đánh vần là S-A-L-E-S-M-AN, là người bán hàng; Leather đánh vần là L-E-A-T-H-E-R, là da thuộc; và Roof, đánh vần là R-O-O-F, là mui xe.
Bây giờ ta hãy nghe lại đoạn tiếng Anh và để ý cách dùng thành ngữ Hard Sell:
AMERICAN VOICE: I want a cheap car without a lot of extras. But the salesman gave me a hard sell so I ended up with stuff I didn't need like leather seats, a sun roof, and a lot of other things
TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ hai trong bài học hôm nay là Sell a Bill of Goods. Ta thấy có 2 chữ mới là Bill, đánh vần là B-I-L-L, tức là bảng kê khai, và Goods, đánh vần là G-O-O-D-S, có nghĩa là hàng hóa. Sell a Bill of Goods nghĩa đen là bán cho ai một bảng kê khai hàng hóa, tức là đánh lừa một người nào.
Tiếng Việt cũng có một thành ngữ tương tự là Cho ăn bánh vẽ. Thành ngữ Sell a Bill of Goods thường được dùng trong lãnh vực chính trị. Trong thí dụ sau đây một ứng cử viên đả kích đối thủ của ông ta và cho rằng đối thủ này chuyên lừa dối cử tri khi hứa tiêu thêm tiền vào trường học mà không phải tăng thuế.
AMERICAN VOICE: My friends, my opponent is selling you a bill of goods when he promises to spend more on schools and cut taxes too. You ask him how he can spend more money without raising taxes!
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Thưa các bạn, đối thủ của tôi đã lừa dối các bạn khi ông ta hứa tiêu thêm tiền vào trường học mà lại giảm thuế nữa. Xin các bạn hỏi ông ta xem làm thế nào ông ta có thể tiêu thêm tiền mà không tăng thuế được!
Có một số từ mới mà chúng ta cần chú ý. Đó là Opponent, đánh vần là O-P-P-O-N-E-N-T, nghĩa là đối thủ; Promise, đánh vần là P-R-O-M-I-S-E, có nghĩa là hứa hẹn; Spend, đánh vần là S-P-E-N-D, có nghĩa là chi tiêu; và Raise, đánh vần là R-A-I-S-E, có nghĩa là tăng lên. Mời quý vị nghe đoạn tiếng Anh một lần nữa để biết cách dùng thành ngữ Sell a Bill of Goods.
AMERICAN VOICE: My friends, my opponent is selling you a bill of goods when he promises to spend more on schools and cut taxes too. You ask him how he can spend more money without raising taxes!
TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ ba là Sell Down the River, nghĩa đen là bán một người xuống miền ở cuối sông. Thành ngữ này xuất xứ trong thời có chế độ nô lệ ở Hoa Kỳ và được dùng trong cuốn tiểu thuyết có nhan đề là Uncle Tom's Cabin cách đây 150 năm, mô tả những nỗi khổ của người nô lệ da đen. Vào thời đó, điều khổ nhất đối với một người nô lệ là bị bán cho một chủ khác ở cuối sông Mississipi, bởi vì khi bị bán như vậy thì người nô lệ phải từ bỏ gia đình vàlàm việc ở chỗ mới cho đến chết. Vì thế thành ngữ Sell Down the River ngày nay có nghĩa là phản bội hay bán đứng một người nào
Ta hãy nghe thí dụ sau đây khi một nhân viên than phiền là chủ nhân đã phản bội khi bán công ty cho một hãng mới khiến cho nhân viên cũ bị mất việc.
AMERICAN VOICE: Our boss promised he'd never sell our company to another firm. But when he got a good offer, he sold us down the river, and the new owners brought in their own people and fired us.
TEXT:(TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Ông chủ của chúng tôi đã hứa là sẽ không bao giờ bán công ty cho một hãng khác. Thế nhưng khi ông ta được giá hời ông ta đã phản bội chúng tôi và bán công ty cho một người chủ mới. Chủ mới đã mang nhân viên mới vào làm việc và sa thải chúng tôi.
Xin quý vị để ý đến những từ mới trong câu này: Boss đánh vần là B-O-S-S, có nghĩa là chủ nhân hay ông giám đốc; Firmđánh vần là F-I-R-M, có nghĩa là công ty hay hãng xưởng; và Fire đánh vần là F-I-R-E, có nghĩa là sa thải hay đuổi nhân viên. Bây giờ chúng ta hãy nghe lại câu tiếng Anh để quý vị biết cách dùng thành ngữ Sell Down the River: AMERICAN VOICE: Our boss promised he'd never sell our company to another firm. But when he got a good offer, he sold us down the river, and the new owners brought in their own people and fired us.
TEXT: (TRANG): Thành ngữ cuối cùng trong bài hôm nay là Sell Someone Short; chữ Short đánh vần là S-H-O-R-T, có nghĩa là ngắn, và Sell Someone Short có nghĩa là có quan điểm sai lầm về một người nào vì chỉ thấy những khuyết điểm của người đó. Chúng ta hãy nghe thí dụ sau đây trong đó một người khuyên bạn anh ta đừng nên quan niệm sai lầm về một ông luật sư:
AMERICAN VOICE: Don't sell that man short. He may not look like it, but he's one of the smartest lawyers in town. You'd be wise to hire him if you're in trouble. He seldom loses a case.
TEXT: (TRANG): Câu này có nghĩa như sau: Anh đừng nên nghĩ lầm về ông luật sư đó. Ông ta có thể trông không sáng sủa lắm nhưng lại là một trong các luật sư thông minh nhất ở đây. Nếu anh có khôn thì nên mướn ông ta để cải cho anh khi anh gặp khó khăn. Ông ta ít khi thua kiện lắm.
Có vài chữ mới mà chúng ta cần biết. Đó là Smart, đánh vần là S-M-A-R-T, nghĩa là thông minh; Lawyer, đánh vần là L-A-W-Y-E-R, nghĩa là luật sư; Wise, đánh vần là W-I-S-E, nghĩa là khôn ngoan; Lose, đánh vần là L-O-S-E, nghĩa là mất hay thua; và Case, đánh vần là C-A-S-E, nghĩa là một vụ kiện tụng.
Bây giờ mời quý vị nghe lại câu tiếng Anh và để ý đến cách dùng thành ngữ Sell Someone Short.
AMERICAN VOICE: Don't sell that man short. He may not look like it, but he's one of the smartest lawyers in town. You'd be wise to hire him if you're in trouble. He seldom loses a case.
TEXT: (TRANG): Thành ngữ Sell Someone Short đã chấm dứt bài học thứ 8 trong chương trình thành ngữ English American Style. Như vậy hôm nay chúng ta học được 4 thành ngữ mới. Một là Hard Sell nghĩa là dùng áp lực để bán hàng; hai là Sell a Bill of Goods là lừa dối một người nào; ba là Sell Down the River nghĩa là phản bội một người nào; và bốn là Sell Someone Short là nghĩ xấu về một người nào. Huyền Trang xin kính chào quý vị và xin hẹn gặp lại quý vị trong bài học kế tiếp. 

TEACH YOURSELF ENGLISH 1A 01

 THE HAYES FAMILY



TỪ VỰNG:

Hello: Xin chào

Hi: Xin chào

Desk: Cái bàn giấy, bàn làm việc

Businessman: Thương gia

Musician: Nhạc sĩ, nhà soạn nhạc

Skateboarder: Người chơi lướt ván

Meet: gặp

Professional: Chuyên nghiệp, dân nhà nghề

007. ENGLISH AMERICAN STYLE_LESSON #7: Buy a pig in a poke, Buy for a song, Buy it, Buy the farm.

 


LESSON #7: Buy a pig in a poke, Buy for a song, Buy it, Buy the farm.



Huyền Trang xin kính chào quý vị thính giả. Trong bài học thành ngữ English American Style số 7, hôm nay chúng tôi xin đem đến quý vị 4 thành ngữ thông dụng trong đó có dùng đến động từ To Buy nghĩa là mua, đánh vần là B-U-Y. Các thành ngữ đó là Buy a Pig in a Poke, Buy for a Song, Buy It và Buy the Farm.

Chúng ta bắt đầu với thành ngữ thứ nhất, Buy a Pig in a Poke. Chữ Poke đánh vần là P-O-K-E và có nghĩa là một cái giỏ hay cái bao. Thành ngữ Buy a Pig in a Poke có nghĩa đen là mua một con heo trong một cái bao, và nghĩa bóng là mua lầm một món gì vì bị đánh lừa hay không chịu nhìn cho rõ. Thành ngữ này bắt đầu được dùng từ mấy trăm năm trước, khi một anh chàng lém lỉnh lợi dụng một anh khờ và bán cho anh ta một con vật ở trong một cái bao mà nói rằng đó là một con heo. Anh khờ này cứ tin như vậy và mang bao về nhà. Đến khi mở ra anh ta mới thấy mình bị lừa vì trong bao không phải là một con heo mập mà là một con mèo con.

Ở Mỹ đôi khi có những người bất lương dùng điện thọai để lừa khách hàng và dụ họ mua một món mà không nhìn thấy tận mắt. Ta hãy nghe một thí dụ sau đây về một anh chàng than phiền rằng em anh ta bị lừa vì mua một khu đất với gia rẽ nhưng bị ngập nước ở bang Florida.

AMERICAN VOICE: My brother bought a pig in a poke. He bought some ocean front property in Florida from a phony salesman. It was on the ocean all right. In fact, at high tide it was six feet under water.

TEXT: (TRANG): Đoạn này có nghĩa như sau: Cậu em tôi đã bị lừa vì mua lầm rồi. Cậu ấy mua một khu đất trên bãi biển ở bang Florida từ tay một anh chàng bán hàng bất lương. Khu đất này rõ ràng ở trên bãi biển mà. Thật vậy, khi thủy triều lên, khu đất này nằm ở dưới một thước nước vậy đó.

Trong câu tiếng Anh có những chữ mới chúng ta cần biết. Đó là Property, đánh vần là P-R-O-P-E-R-T-Y, nghĩa là tài sản hay đất đai nhà cửa; Phony đánh vần làP-H-O-N-Y, nghĩa là giả dối; và Tide, đánh vần là T-I-D-E, nghĩa là thủy triều. Bây giờ mời quý vị nghe lại đoạn tiếng Anh và chú ý đến cách dùng thành ngữ Buy a Pig in a Poke.

AMERICAN VOICE : My brother bought a pig in a poke. He bought some ocean front property in Florida from a phony salesman. It was on the ocean all right. In fact, at high tide it was six feet under water.

TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ hai Buy for a Song lại có nghĩa ngược lại hẳn với thành ngữ vừa nói trên. Chữ Song đánh vần là S-O-N-G, nghĩa đen là một bài hát nhưng trong thành ngữ này là mua được một món gì với giá rất rẻ. Ta hãy nghe thí dụ sau đây, trong đó một anh chàng cho biết là đã mua được một chiếc xe hơi với giá rẻ mà lại tốt nữa.

AMERICAN VOICE: You have to be careful when you buy a used car. But I bought this Ford 91 for a song, about half of what I expected to pay. And I’ve had good luck with it. It runs like a new car.

TEXT: (TRANG): Đoạn này có nghĩa như sau: Bạn nên cẩn thận khi mua xe hơi cũ. Nhưng tôi mua chiếc xe Ford năm 91 này với giá rất rẻ, khoảng phân nửa giá mà đáng ra tôi phải trả. Tôi còn may mắn nữa vì chiếc xe này chạy tốt như xe mới.

Trong câu tiếng Anh có vài chữ mới mà chúng ta cần lưu ý. Đó là Careful đánh vần là C-A-R-E-F-U-L, nghĩa là cẩn thận; va øUsed, đánh vần là U-S-E-D, nghĩa là dùng rồi hay cũ rồi. Bây giờ mơiø quý vị nghe lại thí dụ này.

AMERICAN VOICE : You have to be careful when you buy a used car. But I bought this Ford 91 for a song, about half of what I expected to pay. And I’ve had good luck with it. It runs like a new car.

TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ ba là To Buy, đánh vần là B-U-Y, nhưng không có nghĩa là mua một cái gì mà có nghĩa là tin vào một điều gì. Trong thí dụ sau đây một người kể cho chúng ta nghe về một anh chàng thích khoe khoang rằng anh ta là một người hùng hồi còn ở trong quân đội nhưng không ai tin cả vì sự thật không phải như vậy.

AMERICAN VOICE: This guy is always telling people about all the medals he won for bravery during the war. But I just don’t buy his story. I happen to know he never even got overseas. He spent the whole war as a supply clerk at an army base in Texas.

TEXT:(TRANG): Đoạn này có nghĩa như sau: Anh chàng đó lúc nào cũng kể với mọi người về những huy chương mà anh ta nhận được nhờ lòng can đảm trong cuộc chiến tranh.Nhưng tôi không tin câu chuyện của anh ta. Tôi biết rõ anh ta chưa bao giờ ra khỏi nước cả.Thật ra anh ta làm thư ký trông đồ tiếp tế tại một căn cứ quân sự ở bang Texas trong suốt thời gian có chiến tranh.

Đoạn tiếng Anh có vài chữ mới mà chúng ta cần biết. Đó là Medals đánh vần là M-E-D-A-L-S, nghĩa là huy chương; Bravery đánh vần là B-R-A-V-E-R-Y, nghĩa là lòng can đảm; Overseas đánh vần là O-V-E-R-S-E-A-S, nghĩa là ở hải ngoại; và Base đánh vần là B-A-S-E là căn cứ quân sự. Bây giờ mời quý vị nghe lại đoạn tiếng Anh và chú ý đến cách dùng thành ngữ Buy It.

AMERICAN VOICE: This guy is always telling people about all the medals he won for bravery during the war. But I just don’t buy his story. I happen to know he never even got overseas. He spent the whole war as a supply clerk at an army base in Texas.

TEXT:(TRANG): Thành ngữ cuối cùng trong bài học hôm nay là Buy the Farm, chữ Farm đánh vần là F-A-R-M, có nghĩa la nông trại, nhưng thành ngữ Buy the Farm không có nghĩa là mua một nông trại mà lại có nghĩa là chết một cách bất ngờ hay thảm khốc. Thành ngữ này phát xuất trong thời thế chiến thứ hai. Ta hãy nghe một cựu chiến binh nói về cái chết bất ngờø của một người bạn làm phi công tên Bill như sau:

AMERICAN VOICE: Bill was the best pilot I knew when I was in the Air Force. But he bought the farm when his plane was hit by anti aircraft fire two days before the end of the war

TEXT:(TRANG): Đoạn này có nghĩa như sau: Anh Bill là phi công giỏi nhất mà tôi được biết hồi tôi ở trong không quân. Nhưng anh ấy đã thiệt mạng bất ngờ khi chiếc máy bay của anh bị trúng đạn phòng không chỉ 2 ngày trước khi chiếân tranh kết thúc. Trong câu tiếng Anh có vài chữ đáng chú ý. Đó là Pilot đánh vần là P-I-L-O-T nghĩa là phi công; Plane đánh vần là P-L-A-N-E, nghĩa là máy bay.

Chúng tôi xin nhắc lại câu tiếng Anh để quý vị có dịp theo dõi cách dùng thành ngữ Buy the Farm.

AMERICAN VOICE Bill was the best pilot I knew when I was in the Air Force. But he bought the farm when his plane was hit by anti aircraft fire two days before the end of the war

TEXT:(TRANG): Thành ngữ Buy the Farm đã chấm dứt bài học số 7 trong chương trình English American Style. Như vậy chúng ta học được 4 thành ngữ nới sau đây: Buy a Pig in a Poke nghĩa là mua lầm một món gì vì bị lừa; Buy for a Song là mua được với giá rất rẻ; Buy It là tin vào một điều gì; và Buy the Farm là chết một cách bất ngờ. Huyền Trang xin kính chào quý vị và xin hẹn gặp lại quý vị trong bài kế tiếp.

 

006. ENGLISH AMERICAN STYLE_LESSON #6: All that, Fly, To perpetrate, To be ghost.

 

LESSON #6: All that, Fly, To perpetrate, To be ghost.


Huyền Trang xin kính chào quý vị thính giả. Hôm nay, trong bài học số 6 của chương trình thành ngữ õ English American Style, để thay đổi không khí, chúng tôi xin giới thiệu cùng quý vị 4 thành ngữ, hay đúng ra là tiếng lóng hiện đang được giới trẻ, nhất là giới trẻ da đen tại Hoa Kỳ, dùng trong khi nói chuyện hàng ngày. Thật vậy, các thành ngữ này đã do chính giới trẻ da đen tạo ra. Đó là All That, Fly, To Perpetrate, và To Be Ghost.
Thành ngữ thứ nhất chỉ có 2 chữ là All That, đánh vần là A-L-L và T-H-A-T, và có nghĩa là có tất cả mọi thứ. Trong cộng đồng người Mỹ da đen những người nào thành công hay được mọi người thương mến là những người được coi là có được tất cả mọi thứ trên đời. Thành ngữ này được dùng để chỉ một thái độ hơi khoe khoang một chút. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về một thanh niên da đen khoe rằng anh ta hay nhất bởi vì anh ta có được mọi thứ mà người khác thèm muốn.
AMERICAN VOICE: Hey, I tell you I am all that. I've got the best looking girlfriend, the nicest car, the biggest house and the most friends. Did I also mention that I am incredibly modest?
TEXT: (TRANG): Đoạn văn này có nghĩa như sau: Này, tôi nói cho các bạn biết là tôi là người có được mọi thứ trên đời này. Tôi có cô bạn gái đẹp nhất, có xe hơi tốt nhất, có căn nhà lớn nhất và có nhiều bạn nhất. À, tôi cho bạn biết chưa nhỉ là tôi cũng là người khiêm nhường không thể tưởng tượng được.
Trong câu chữ Anh cũng có một chữ mới mà quý vị cũng muốn biết là Incredibly, đánh vần là I-N-C-R-E-D-I-B-L-Y, nghĩa là không thể tưởng tượng được. Bây giờ chúng tôi xin nhắc lại câu tiếng Anh để quý vị theo dõi cách dùng thành ngữ All That.
AMERICAN VOICE: Hey, I tell you I am all that. I've got the best looking girlfriend, the nicest car, the biggest house and the most friends. Did I also mention that I am incredibly modest?
TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ hai là Fly, đánh vần là F-L-Y và thông thường nếu là một động từ thì có nghĩa là bay trên trời, còn nếu là một danh từ thì có nghĩa là mộ con ruồi. Tuy nhiên, tiếng lóng mà người Mỹ da đen dùng lại có nghĩa khác hẳn. Chữ Fly được dùng như một tĩnh từ và để tả một cô gái đẹp. Ta hãy nghe một anh chàng nói về một cô gái đẹp mà anh ta để ý như sau:
AMERICAN VOICE: Gentlemen, I think I'm in love. Look over there. See that girl in the miniskirt? She is so fly. I'm going to go and ask her out.
TEXT: (TRANG): Câu tiếng Anh này có nghĩa như sau: Này các bạn, có lẽ tôi bắt đầu biết yêu. Các bạn nhìn đằng kia kìa. Có thấy cô gái mặc váy ngắn đó không? Cô ấy đẹp quá. Chắc tôi sẽ đến mời cô ta đi chơi với tôi. Bây giờ chúng tôi xin nhắc lại câu tiếng Anh để quý vị biết cách dùng thành ngữ Fly:
AMERICAN VOICE: Gentlemen, I think I'm in love. Look over there. See that girl in the miniskirt? She is so fly. I'm going to go and ask her out.
TEXT: (TRANG): Thành ngữ thứ ba là To Perpetrate, đánh vần là P-E-R-P-E-T-R-A-T-E thường có nghĩa là làm một hành động gì đó. Nhưng trong trường hợp tiếng lóng ở đây To Perpetrate có nghĩa là hành động một cách gian dối, hay giả vờ đóng một bộ mặt nào đó trong khi thực sự người ta không phải như vậy. Ta hãy nghe thí dụ sau đây về một anh chàng tên Frankie. một con người hay khoác lác.
AMERICAN VOICE: That guy Frankie is always perpetrating. He's always bragging about how his girlfriend is really fly, but the only woman I've seen him with is his mother. He's just a liar.
TEXT:(TRANG): Câu này có nghĩa như sau: Cái anh chàng Frankie kia lúc nào cũng hay giả vờ và hay khoác lác. Anh ta luôn luôn khoe khoang là bạn gái anh ta đẹp, nhưng sự thật thì người đàn bà duy nhất mà tôi thấy đi với anh ta là mẹ của anh ta. Anh ta thích nói dối lắm.
Bây giờ chúng tôi xin nhắc lại câu tiếng Anh để quý vị chú ý đến cách dùng thành ngữ To Perpetrate: AMERICAN VOICE: That guy Frankie is always perpetrating. He's always bragging about how his girlfriend is really fly, but the only woman I've seen him with is his mother. He's just a liar.
TEXT: (TRANG): Thành ngữ cuối cùng trong bài hôm nay là To Be Ghost. Chữ Ghost đánh vần là G-H-O-S-T có nghĩa là con ma, tức là một cái gì vô hình vô bóng. Tuy nhiên, chữ Ghost trong tiếng lóng có nghĩa là biến nhanh đi, như một bóng ma vậy. Thay vì nói bây giờ tôi đi, I'm leaving, giới trẻ ngày nay nói tôi sắp biến đây, hay là I'm ghost. Mời quý vị nghe thí dụ sau đây:
AMERICAN VOICE: Boy, am I late! The train to the city leaves in only twenty minutes. I'm just going to eat a quick breakfast and the I'm ghost.
TEXT: (TRANG): Câu này có nghĩa như sau: Trời đất ơi, tôi trễ quá rồi. Chuyến tàu lên thành phố sẽ rời trong vòng 20 phút nữa. Tôi phải ăn sáng nhanh rồi tôi biến.
Mời quý vị nghe lại câu tiếng Anh để theo dõi cách dùng chữ Ghost:
AMERICAN VOICE: Boy, am I late! The train to the city leaves in only twenty minutes. I'm just going to eat a quick breakfast and the I'm ghost.
TEXT: (TRANG): Tiếng lóng Ghost đã chấm dứt bài số 6 trong chương trình thành ngữ English American Style. Như vậy hôm nay quý vị đã học được các tiếng lóng mới sau đây: All That là có đủ mọi thứ, Fly là đẹp, To Perpetrate là khoác lác, và To Be Ghost là biến đi. Huyền Trang xin kính chào quý vị và xin hẹn gặp lại quý vị trong bài kế tiếp.

NGỌC THU

ARTCANDY SHOP NGỌC THU -     Trên   bước   đường   THÀNH   CÔNG , không   có   dấu   chân   của   những   kẻ   LƯỜI   BIẾNG . ...