Tình yêu của Thiên Chúa không tính toán

 

Tiếp kiến chung 21/5/2025 - Đức Thánh Cha Lêô XIV: Tình yêu của Thiên Chúa không tính toán

Suy tư về dụ ngôn người gieo giống và hạt giống, Đức Thánh Cha Lêô XIV nói rằng điều gây ấn tượng đối với chúng ta chính là sự quảng đại, thậm chí là liều lĩnh, mà người gieo giống gieo trên mọi loại đất, ngay cả trên nơi sỏi đá hay gai góc, những nơi không hứa hẹn kết quả nào. Hạt giống là lời của Thiên Chúa được gieo vào mảnh đất tâm hồn của tất cả mọi người và chúng ta được mời gọi biến tâm hồn mình trở thành mảnh đất tốt đón nhận ân sủng của Thiên Chúa.

Vatican News 

Sáng thứ Tư ngày 21/5/2025, tại Quảng trường Thánh Phêrô đã diễn ra buổi Tiếp kiến chung đầu tiên trong triều Giáo hoàng Lêô XIV, với hàng chục ngàn tín hữu tham dự. Đây là buổi Tiếp kiến chung đầu tiên sau hơn 3 tháng, kể từ khi Đức cố Giáo hoàng nhập viện vào ngày 14/2/2025

Trong bài giáo lý, Đức tân Giáo hoàng đã tiếp tục loạt bài giáo lý về chủ đề Năm Thánh “Chúa Kitô, Niềm Hy vọng của chúng ta” do Đức Giáo hoàng Phanxicô khởi xướng, và suy tư về dụ ngôn của Chúa Giêsu về người gieo giống và hạt giống. Ngài nói rằng điều gây ấn tượng đối với chúng ta chính là sự quảng đại, thậm chí là liều lĩnh, mà người gieo giống gieo trên mọi loại đất, ngay cả trên nơi sỏi đá hay gai góc, những nơi không hứa hẹn kết quả nào. Hạt giống là lời của Thiên Chúa được gieo vào mảnh đất tâm hồn của tất cả mọi người, không loại trừ bất kỳ ai. Chúng ta được mời gọi áp dụng dụ ngôn vào cuộc sống của chính mình, được thách thức để trở thành mảnh đất tốt hơn và dễ tiếp nhận hơn cho hoạt động của ân sủng của Thiên Chúa. Hạt giống cũng là chính Chúa Giêsu; qua sự chết và sự phục sinh, Người đã trở thành hạt giống rơi xuống đất và chết đi để sinh hoa trái dồi dào.

Tin Mừng Thánh Mátthêu (13,1-9):

Hôm ấy, Đức Giêsu từ trong nhà đi ra ngồi ở ven Biển Hồ. Dân chúng tụ họp bên Người rất đông, nên Người phải xuống thuyền mà ngồi, còn tất cả dân chúng thì đứng trên bờ. Người dùng dụ ngôn mà nói với họ nhiều điều.

Người nói: “Người gieo giống đi ra gieo giống. Trong khi người ấy gieo, thì có những hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất. Có những hạt rơi trên nơi sỏi đá, chỗ đất không có nhiều; nó mọc ngay, vì đất không sâu; nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. Có những hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt. Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nên sinh hoa kết quả: hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục. Ai có tai thì nghe”.

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha 

Anh chị em thân mến,

Tôi rất vui được chào đón tất cả mọi người trong buổi Tiếp kiến ​​chung đầu tiên của tôi. Tôi sẽ tiếp tục loạt bài giáo lý Năm Thánh với chủ đề "Chúa Giêsu Kitô, Niềm Hy Vọng của chúng ta", do Đức Giáo hoàng Phanxicô khởi xướng.

Hôm nay chúng ta tiếp tục suy niệm về những dụ ngôn của Chúa Giêsu, những dụ ngôn giúp chúng ta tìm lại hy vọng, bởi vì chúng cho chúng ta thấy cách Thiên Chúa hoạt động trong lịch sử. Hôm nay tôi muốn tập trung vào một dụ ngôn khá đặc biệt, bởi vì nó giống như một lời giới thiệu về tất cả các dụ ngôn. Tôi đang nói đến dụ ngôn người gieo giống (x. Mt 13,1-17). Theo một nghĩa nào đó, trong câu chuyện này, chúng ta có thể nhận ra cách truyền đạt của Chúa Giêsu, một cách thế dạy chúng ta nhiều điều về việc loan báo Tin Mừng ngày nay.

Mỗi dụ ngôn đều kể một câu chuyện được lấy từ cuộc sống hằng ngày, nhưng muốn nói với chúng ta điều gì đó sâu sắc hơn, hướng chúng ta đến một ý nghĩa sâu xa hơn. Dụ ngôn này gợi lên trong chúng ta những câu hỏi; nó mời gọi chúng ta không dừng lại ở vẻ bề ngoài. Đứng trước câu chuyện đang được kể hoặc hình ảnh đang được trình bày với tôi, tôi có thể tự hỏi: tôi đang ở đâu trong câu chuyện này? Hình ảnh này nói gì với cuộc sống của tôi? Thuật ngữ dụ ngôn xuất phát từ động từ tiếng Hy Lạp paraballein, có nghĩa là ném đến trước. Dụ ngôn đặt trước tôi một lời khiến tôi phải thắc mắc và tự vấn bản thân.

Hạt giống là Lời Chúa được gieo vào tâm hồn chúng ta

Dụ ngôn người gieo giống chính xác là nói về động lực của lời Chúa và những hiệu quả của Lời Chúa. Thực ra, mỗi lời của Phúc Âm giống như một hạt giống được gieo vào mảnh đất cuộc sống của chúng ta. Chúa Giêsu sử dụng hình ảnh hạt giống nhiều lần, với nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong chương 13 của Phúc âm Mátthêu, dụ ngôn người gieo giống giới thiệu cho một loạt các dụ ngôn ngắn khác, một số trong đó chính xác là nói về những gì xảy ra trên mảnh đất: lúa mì và cỏ dại, hạt cải, kho báu được chôn giấu trong ruộng. Vậy mảnh đất này là gì? Đó là tâm hồn của chúng ta, nhưng cũng là thế giới, là cộng đoàn, là Giáo hội. Thực ra, Lời Chúa nuôi dưỡng và khơi dậy mọi thực tại.

Mở đầu, chúng ta thấy Chúa Giêsu rời khỏi nhà và một đám rất đông quy tụ quanh Người (xem Mt 13:1). Lời nói của Người có sức cuốn hút và hấp dẫn. Hiển nhiên là có nhiều hoàn cảnh khác nhau của con người. Lời của Chúa Giêsu dành cho tất cả mọi người, nhưng tác động đến mỗi người theo cách khác nhau. Bối cảnh này cho phép chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa của dụ ngôn.

Tình yêu của Thiên Chúa không tính toán

Một người gieo giống, khá độc đáo, ra đi gieo hạt, nhưng không quan tâm hạt giống sẽ rơi ở đâu. Người này gieo hạt giống ngay cả ở những nơi chúng khó có thể đơm hoa kết trái: trên đường đi, giữa sỏi đá, giữa những bụi gai. Thái độ này khiến người nghe ngạc nhiên và khiến người ta phải hỏi: tại sao?

Chúng ta thường tính toán mọi thứ – và đôi khi điều đó là cần thiết – nhưng điều này không đúng trong tình yêu! Cách người gieo giống “phung phí” này gieo hạt giống là hình ảnh về cách Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Đúng là số phận của hạt giống cũng tùy thuộc vào cách mảnh đất đón nhận nó và hoàn cảnh mà nó được tìm thấy, nhưng trước hết, trong dụ ngôn này Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng Thiên Chúa gieo hạt giống lời của Người trên mọi loại đất, nghĩa là trong bất kỳ hoàn cảnh nào của chúng ta: đôi khi chúng ta hời hợt và mất tập trung, đôi khi chúng ta để mình bị nhiệt tình cuốn hút, đôi khi chúng ta bị gánh nặng bởi những lo lắng của cuộc sống, nhưng cũng có những lúc chúng ta sẵn sàng và chào đón. Thiên Chúa tin tưởng và hy vọng rằng sớm hay muộn hạt giống sẽ nảy mầm. Đây là cách Người yêu thương chúng ta: Người không đợi chúng ta trở thành mảnh đất tốt nhất, Người luôn rộng lượng ban cho chúng ta lời của Người. Có lẽ khi thấy là Thiên Chúa tin tưởng chúng ta, trong lòng chúng ta sẽ nảy sinh ước muốn trở thành mảnh đất tốt hơn. Đây là niềm hy vọng được xây dựng trên nền tảng lòng quảng đại và thương xót của Chúa.

Chúa Giêsu là Hạt giống chết đi để biến đổi cuộc đời chúng ta

Khi kể về cách hạt giống sinh hoa trái, Chúa Giêsu cũng đang nói về cuộc đời của Người. Chúa Giêsu là Ngôi Lời, Người là Hạt Giống. Và hạt giống, để có thể đơm hoa kết trái, phải chết đi. Vì vậy, dụ ngôn này cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa sẵn sàng “phung phí” vì chúng ta và Chúa Giêsu sẵn lòng chết để biến đổi cuộc sống của chúng ta.

Thiên Chúa hoạt động trong lịch sử

Tôi nghĩ đến bức tranh tuyệt đẹp của Van Gogh: Người gieo hạt lúc hoàng hôn. Hình ảnh người gieo hạt dưới ánh mặt trời thiêu đốt cũng gợi cho tôi nhớ đến công việc vất vả của người nông dân. Và tôi nhận ra rằng, đằng sau người gieo hạt, Van Gogh đã mô tả hạt lúa đã chín. Với tôi, đây dường như là hình ảnh của hy vọng: bằng cách này hay cách khác, hạt giống đã đơm hoa kết trái. Chúng ta không biết chính xác là như thế nào, nhưng nó đã xảy ra. Tuy nhiên, ở trung tâm của bức tranh không phải là người gieo hạt; người gieo hạt đứng ở một bên; thay vào đó, toàn bộ bức tranh được thống trị bởi hình ảnh mặt trời, có lẽ để nhắc nhở chúng ta rằng chính Thiên Chúa chuyển động lịch sử, ngay cả khi đôi khi Người có vẻ vắng mặt hoặc xa cách. Chính mặt trời làm ấm những cục đất và làm hạt giống chín.

Anh chị em thân mến, Lời Chúa đang đến với chúng ta trong hoàn cảnh sống nào ngày nay? Chúng ta cầu xin Thiên Chúa ban ơn để luôn đón nhận hạt giống là Lời Chúa. Và nếu chúng ta nhận ra rằng mình không phải là mảnh đất màu mỡ, chúng ta đừng nản lòng, nhưng hãy cầu xin Người tác động trên chúng ta nhiều hơn nữa để biến chúng ta thành mảnh đất tốt hơn.

Kêu gọi chấm dứt chiến tranh ở Gaza và cho phép đưa viện trợ vào Gaza

Trước khi chào các tín hữu nói tiếng Ý, Đức Thánh Cha cho biết ngài quan tâm về tình hình “ngày càng đáng lo ngại” ở Dải Gaza, nơi các cuộc tấn công vẫn tiếp diễn và người dân đang chết đói.

Ngài nói: “Tình hình ở Dải Gaza ngày càng đáng lo ngại và đau thương. Tôi xin nhắc lại lời kêu gọi chân thành của mình là cho phép viện trợ nhân đạo có phẩm giá được mang vào và chấm dứt tình trạng thù địch, mà cái giá đau lòng mà trẻ em, người già và người bệnh phải trả”.

Theo các cơ quan viện trợ, cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza đã trở nên trầm trọng hơn khi các cuộc không kích của Israel vào ngày 20/5/2025 đã khiến nhiều người Palestine thiệt mạng, bao gồm cả trẻ em, trong bối cảnh các hoạt động quân sự đang diễn ra đã giết chết hàng chục ngàn người kể từ tháng 10/2023.

Mặc dù Israel cho phép một số lượng hạn chế xe tải viện trợ vào Gaza, nhưng sự chỉ trích của quốc tế vẫn gia tăng, với những lời kêu gọi Israel dừng chiến dịch quân sự và nới lỏng các hạn chế về viện trợ.

Hơn nữa, Liên hợp quốc đã bày tỏ quan ngại về tình trạng phá hủy nhà ở chưa từng có ở Gaza.

Đọc Kinh Mân Côi cầu nguyện cho hòa bình

Trong lời chào các tín hữu Bồ Đào Nha, Đức Thánh Cha kêu gọi các tín hữu đọc Kinh Mân Côi cầu nguyện cho hòa bình. Ngài nói rằng cùng với Đức Mẹ, chúng ta cầu xin để con người đừng khép lòng trước ơn của Thiên Chúa và để họ “giải trừ vũ khí trong tâm hồn”.

Tưởng nhớ Đức Giáo hoàng Phanxicô

Ngày 21/5/2025 cũng là ngày kỷ niệm một tháng Đức cố Giáo hoàng Phanxicô qua đời. Đức Thánh Cha Lêô nói: "Và chúng ta không thể kết thúc cuộc gặp gỡ này mà không tưởng nhớ với lòng biết ơn sâu sắc đến Đức Giáo hoàng Phanxicô kính yêu, người đã trở về Nhà Cha cách đây một tháng".

Buổi Tiếp kiến kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành Đức Thánh Cha ban cho mọi người.

Nguồn: https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2025-05/tiep-kien-chung-21-05-2025.html


Thánh Rita ở Cascia

 

22 Tháng Năm

Thánh Rita ở Cascia

(1381 -- 1457)

 

Trong nhiều thế kỷ, Thánh Rita ở Cascia là một trong những vị thánh nổi tiếng của Giáo Hội Công Giáo. Người ta thường gọi ngài là "Vị Thánh Bất Khả," vì bất cứ điều gì nhờ ngài cầu bầu đều được Thiên Chúa nhận lời.

 

Thánh Rita sinh ở Spoleto, nước Ý năm 1381. Ngay từ nhỏ ngài đã muốn dâng mình cho Chúa, nhưng vì vâng lời cha mẹ già, ngài phải kết hôn với một ông chồng thô bạo và nóng nẩy. Trong 18 năm, ngài kiên nhẫn dùng sự cầu nguyện và tử tế để đối xử với ông chồng luôn khinh thường và gian dâm. Sau cùng ông đã ăn năn hối lỗi và bị giết vì một mối thù truyền kiếp. Tưởng đã yên thân sau cái chết của chồng, ngài lại khổ tâm khi thấy hai người con trai thề quyết trả thù cho cha mình, và ngài đã cầu xin Thiên Chúa để cho họ chết còn hơn phạm tội giết người. Quả thật, cả hai lâm bệnh nặng, và ngài đã chăm sóc, khuyên giải hai con trở về với Thiên Chúa trong sự bình an trước khi lìa đời.

 

Bây giờ không chồng và không con, ngài xin gia nhập Dòng Augustine ở Cascia, nhưng bị từ chối vì không còn là trinh nữ. Với sự kiên trì và lòng tin mạnh mẽ, Thiên Chúa đã can thiệp để ngài được nhập dòng. Người ta kể rằng, một đêm kia Thiên Chúa đã đưa ngài vào trong khuôn viên của tu viện dù đã kín cổng cao tường. Thấy vậy, các nữ tu tin rằng ý Chúa muốn ngài được chấp nhận vào dòng.

 

Trong đời sống tu trì, ngài nổi tiếng về lòng bác ái và ăn chay hãm mình. Lời ngài cầu nguyện cho những kẻ đau yếu thường được Thiên Chúa nhận lời. Ngoài ra, qua sự khuyên bảo, ngài đã đưa nhiều người trở về với đời sống Công Giáo.

 

Vào năm 1441, ngài được đặc biệt chia sẻ sự thống khổ của Ðức Kitô bằng các vết mão gai trên đầu. Các vết thương ấy thật đau đớn và chảy máu, xông mùi khó chịu đến độ ngài phải sống tách biệt với mọi người, tuy nhiên ngài vẫn coi đó là ơn sủng đặc biệt và xin được sức mạnh để gánh chịu cho đến chết.

 

Ngài từ trần vì bệnh lao ngày 22 tháng Năm 1457 khi 76 tuổi. Ngài đặc biệt được tôn kính ở nước Ý ngày nay. Ngài được coi là quan thầy của những trường hợp khó khăn, nhất là có liên hệ đến hôn nhân.

Ngài được phong chân phước năm 1626 và được phong thánh năm 1900.

SỐNG THEO ĐÚNG MỤC ĐÍCH 00

 

SỐNG THEO ĐÚNG MỤC ĐÍCH

TÔI SỐNG Ở ĐỜI NÀY ĐỂ LÀM GÌ?

Nguyên tác: The Purpose-Driven Life

Tác giả: RICK WARREN

Chuyển ngữ: Lm. Minh Anh, Giáo Phận Huế

 

LỜI GIỚI THIỆU CỦA ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC GIÁO PHẬN HUẾ

“Đừng sợ! Hãy mở rộng cửa cho Đức Kitô! … Nếu chúng ta để Đức Kitô bước hoàn toàn vào cuộc sống chúng ta, thì chúng ta không mất đi điều gì, tuyệt đối không điều gì, trong số những điều làm cho cuộc sống này được tự do, tốt đẹp và cao cả. Không! Chỉ trong tình bằng hữu với Đức Kitô, các cánh cửa sự sống được mở rộng”. Đây là lời của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được Đức Bênêđictô XVI nhắc lại trong bài giảng khởi đầu triều đại giáo hoàng ngày 24-4-2005. Lời đó vẫn còn vang vọng nơi chúng ta.

“SỐNG THEO ĐÚNG MỤC ĐÍCH”  là cuốn cẩm nang giúp chúng ta tái khám phá ý nghĩa và mục đích đời mình theo gương Đức Kitô. Từ đó, mỗi người can đảm mở rộng tâm hồn mình cho Ngài, là Đấng cho chúng ta biết ý định và mục đích của Thiên Chúa trên cuộc đời mỗi người.

Tôi ân cần giới thiệu cùng quý vị và các bạn cuốn sách “SỐNG THEO ĐÚNG MỤC ĐÍCH”  bổ ích này.

Huế, ngày 31 tháng 5 năm 2006



 

 

LỜI GIỚI THIỆU CỦA ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC GIÁO PHẬN HÀ NỘI

Ngày nay, ta biết quá nhiều thứ, nhưng lại ít biết về chính mình, theo đuổi nhiều thứ nhưng không biết cái gì là chính. Ta quay cuồng vì bị lôi kéo, bị xô đẩy giữa biết bao khuynh hướng, trào lưu mà không biết đi về đâu.

Biết mình, biết mục đích đời mình và sống đúng mục đích, điều quan trọng bậc nhất trong đời sống này sẽ giúp đời sống ta thay đổi, có ý nghĩa và triển nở đến vô tận.

Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2008


 

+ Giuse NGÔ QUANG KIỆT

TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI

 

LỜI GIỚI THIỆU CỦA ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC ANGEL N. LAGDAMEO, TGM GIÁO PHẬN JARO, THE PHILIPPINES.

THÔNG ĐIỆP

Chúng ta luôn được đào luyện để trở thành những người chuyên môn không ngừng theo đuổi các giá trị ưu tiên, thế nhưng chúng ta chưa thật sự xác định mục đích căn bản của mình. Có lẽ đây là lý do tại sao niềm vui đích thực của chúng ta vẫn vuột khỏi tầm tay! Cuốn sách này chứa đựng chìa khoá để hiểu cái « Nguyên lý và Nền tảng đầu tiên trong Cuộc Đời” con người. Một khi đã hiểu và đón nhận nó, các nẻo đường hướng đến « những miền đất mới” của sự viên mãn cao cả hơn sẽ được mở ra! Hãy để những bài học trong cuốn sách này và ân sủng của Thiên Chúa chắp cánh cho bạn đến đó!

 

TỔNG GIÁO PHẬN JARO, ngày 03 tháng 3 năm 2004

TỔNG GIÁM MỤC ANGEL N. LAGDAMEO



 

LỜI GIỚI THIỆU của Mục sư LÊ CAO QÚY

Mục sư Rick Warren là tác giả SỐNG THEO ĐÚNG MỤC ĐÍCH (Nguyên tác: The Purpose Driven



 Life), quyển sách hướng dẫn tâm linh có giá trị cao. Thời gian qua, sách đã được độc giả hâm mộ khắp nơi, được dịch thuật và ấn hành trên hai mươi ngôn ngữ, với số lượng in phổ biến đến ba mươi triệu ấn bản. Tác phẩm đã đoạt giải     Huy Chương Vàng (Gold Medal-lion) và được xếp hạng Sách Bán Chạy Nhất (Best-Seller).

Mùa Thu năm 2004, tôi có dịp đi Lễ tại Nhà Thờ Tin Lành Saddleback (Lake Forest, California, USA) do Mục sư Rick Warren sáng lập và làm Quản nhiệm. Tôi được biết, đây là một Hội Thánh sống động, trong vòng 10 năm Tín hữu đã tăng trưởng từ dưới 1,000 lên trên 25,000. Con dân Chúa sống cách đơn giản, thân thiện và hầu hết đều hiểu biết mình SỐNG TRÊN ĐỜI NẦY ĐỂ LÀM GÌ? Trong dịp nầy, tôi hân hạnh được tác giả tặng STĐMĐ, tôi say sưa đọc tác phẩm và tự thấy cần chia sẻ cho nhiều người khác.

Được ủy thác tác quyền tại Việt nam, tôi đã cho xuất bản hai lần với số lượng 35,000 quyển (Nguyên tác phẩm), và một lần với số lượng 20,000 quyển (Trích 7 chương đầu). Sách đã được đông đảo độc giả hoan nghinh đón nhận. Nay, Linh mục Minh Anh       (Giáo Phận Huế) muốn được tiếp tục xuất bản để phổ biến cho Anh Chị Em Công Giáo, tôi đồng ý và trân trọng giới thiệu Tác Phẩm Tuyệt Vời nầy, với mong ước sách sẽ mang đến cho quý vị thông điệp SỐNG THEO ĐÚNG MỤC ĐÍCH.

Mùa Thu năm 2008

Mục sư LÊ CAO QÚY

 

Cuốn sách này được đề tặng bạn.

Trước khi bạn sinh ra, Thiên Chúa đã dự liệu giây phút này trong đời bạn. Không phải tình cờ mà bạn đang cầm cuốn sách này. Thiên Chúa hằng mong chờ bạn khám phá cuộc sống mà Ngài đã tạo dựng bạn để sống – trên trái đất này, và sống muôn đời trong vĩnh cửu. Chính trong Đức Kitô mà chúng ta biết mình là ai và đang sống cho cái gì. Đã từ lâu, trước khi chúng ta nghe nói đến Đức Kitô lần đầu tiên, … thì « Thiên Chúa là Đấng làm nên mọi sự theo quyết định và ý muốn của Ngài, đã tiền định cho chúng ta làm cơ nghiệp riêng theo kế hoạch của Ngài” (Ep 1, 11).

Tôi hết lòng tri ân hàng trăm nhà văn và nhà giáo, cổ điển lẫn hiện đại, đã nắn đúc cuộc đời tôi và đã giúp tôi học biết những chân lý này. Tôi cảm tạ Chúa và cám ơn bạn vì ân huệ được chia sẻ cùng bạn những chân lý ấy.

 

MỤC LỤC

Một hành trình có mục đích …………………… 15

Cam kết của tôi         ………………………………. 19

TÔI SỐNG Ở ĐỜI NÀY ĐỂ LÀM GÌ?

Ngày 1: Tất cả khởi sự với Thiên Chúa ……………….. 23

Ngày 2: Không phải tình cờ mà bạn hiện hữu……….. 30

Ngày 3: Điều gì đang định hướng cuộc đời bạn? ….. 36

Ngày 4: Được tạo dựng cho cõi đời đời ………………. 47

Ngày 5: Nhìn cuộc sống từ quan điểm của Thiên Chúa .. 54

Ngày 6: Cuộc sống là một nhiệm vụ tạm thời ……….. 62

Ngày 7: Lý do của mọi sự ……………………………………. 69

MỤC ĐÍCH # 1: Bạn được tạo dựng cho niềm vui của Thiên Chúa

Ngày 8 : Được tạo dựng cho niềm vui của Thiên Chúa . 81

Ngày 9 : Điều gì khiến Thiên Chúa mỉm cười? …………. 88

Ngày 10 : Trọng tâm của việc thờ phượng …………………. 99

Ngày 11 : Trở nên những người bạn nghĩa thiết của Thiên Chúa …… 110

Ngày 12: Phát huy tình bạn với Thiên Chúa …………….. 119

Ngày 13: Việc thờ phượng làm đẹp lòng Thiên Chúa .. 130

Ngày 14: Khi Thiên Chúa xem ra xa vắng ……………….. 140

MỤC ĐÍCH # 2: Bạn được tạo dựng để sống  trong gia đình của Thiên Chúa

Ngày 15: Được tạo dựng để sống trong gia đình của Thiên Chúa……….. 151

Ngày 16: Điều hệ trọng nhất …………………………… 159

Ngày 17: Gia đình Thiên Chúa ………………………… 168

Ngày 18: Cùng nhau cảm nhận cuộc sống …………. 179

Ngày 19: Vun đắp cộng đoàn ……………………………. 187

Ngày 20: Tái lập tình bằng hữu đã đổ vỡ ……………. 196

Ngày 21: Bảo vệ Hội Thánh của bạn ………………….. 206

MỤC ĐÍCH # 3: Bạn được tạo dựng để nên giống Đức Kitô

Ngày 22: Được tạo dựng để nên giống Đức Kitô ………. 219

Ngày 23: Chúng ta lớn lên thế nào? ……………………. 229

Ngày 24: Được biến đổi bởi sự thật …………………… 236

Ngày 25: Được biến đổi qua thử thách ……………….. 246

Ngày 26: Trưởng thành qua các cám dỗ ………………. 256

Ngày 27: Đánh bại cám dỗ …………………………………. 266

Ngày 28: Cần có thời gian ………………………………….. 276

MỤC ĐÍCH # 4: Bạn được tạo thành để phục vụ Thiên Chúa

Ngày 29: Chấp nhận phần vụ của mình ……………………. 287

Ngày 30: Được nắn đúc để phục vụ Thiên Chúa ……….. 296

Ngày 31: Hiểu biết định dạng của bạn …………………….. 304

Ngày 32: Sử dụng những gì Chúa ban cho bạn ………….. 315

Ngày 33: Những tôi tớ đích thực phục vụ thế nào? ……. 325

Ngày 34: Suy nghĩ như một tôi tớ ……………………. 335

Ngày 35: Quyền năng Thiên Chúa trong yếu đuối của bạn …….. 343

MỤC ĐÍCH # 5: Bạn được tạo dựng cho một sứ mệnh

Ngày 36: Được tạo dựng cho một sứ mệnh ……………….. 355

Ngày 37: Chia sẻ sứ điệp cuộc sống của bạn …………….. 365

Ngày 38: Trở nên một Kitô hữu đẳng cấp thế giới ……. 375

Ngày 39: Quân bình cuộc sống của bạn ……………………. 386

Ngày 40: Sống theo đúng mục đích …………………….. 395

Phụ trương 1: Câu hỏi thảo luận ……………………………406

Phụ trương 2: Tài liệu tham khảo …………………………..410

NGỌC THU

ARTCANDY SHOP NGỌC THU -     Trên   bước   đường   THÀNH   CÔNG , không   có   dấu   chân   của   những   kẻ   LƯỜI   BIẾNG . ...